Văn hóa tìm việc làm ở Nhật vô cùng độc đáo và khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Tìm việc làm ở Nhật, hay còn gọi là shuukatsu (就活) ở Nhật đặc trưng bởi quá trình tuyển dụng dành cho nhân sự là sinh viên mới tốt nghiệp với lịch tuyển dụng cố định hàng năm và tuyển dụng dựa trên tiềm năng của ứng viên. Sau khi trải qua các kỳ thi tuyển dụng họ sẽ bắt đầu làm việc vào tháng 4 năm sau. Là du học sinh ở Nhật, việc hiểu và thích nghi với văn hóa tìm việc làm ở Nhật rất quan trọng để giúp bạn thành công trong hành trình tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.
Văn hóa tìm việc làm ở Nhật vô cùng độc đáo và khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Tìm việc làm ở Nhật, hay còn gọi là shuukatsu (就活) ở Nhật đặc trưng bởi quá trình tuyển dụng dành cho nhân sự là sinh viên mới tốt nghiệp với lịch tuyển dụng cố định hàng năm và tuyển dụng dựa trên tiềm năng của ứng viên. Sau khi trải qua các kỳ thi tuyển dụng họ sẽ bắt đầu làm việc vào tháng 4 năm sau. Là du học sinh ở Nhật, việc hiểu và thích nghi với văn hóa tìm việc làm ở Nhật rất quan trọng để giúp bạn thành công trong hành trình tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, các công ty sẽ gửi đề nghị nhận việc sớm trong tiếng Nhật gọi là「内々定 - nainaitei」tới những ứng viên tiềm năng. Nainaitei - đề nghị nhận việc sớm cho thấy ý định của công ty muốn nhận bạn vào làm. Thông thường, điều này sẽ được thông báo qua điện thoại, sau đó là một lá thư. Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị, nhưng hãy nhớ trả lời nhé!
Trong khoảng tháng 10 đến tháng 11, nếu bạn đã chấp nhận đề nghị nhận việc sớm Nainaitei, bạn sẽ nhận được một bức thư chính thức về việc làm dưới dạng「内定 - Naitei」. Tùy thuộc vào từng công ty, bạn có thể được mời tham dự lễ「内定式 - Naiteishiki」, buổi lễ chính thức cho nhân viên nhận Naitei. Tại buổi lễ này, bạn có thể sẽ được yêu cầu tự giới thiệu về bản thân.
Sau khi chắc chắn nhận Naitei của công ty, hãy chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên của bạn vào tháng 4. Hầu hết các công ty sẽ tổ chức một buổi lễ gia nhập công ty「入社式 - nyuusha shiki」để chào đón nhân viên mới.
Du học sinh hoàn toàn được phép làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp, miễn là bạn đã hoàn thành các thủ tục nhập cảnh cần thiết.
Thủ tục nhập cảnh này được gọi là "Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú", còn gọi là「在留資格変更許可申請 (zairyuu-shikaku henkou kyoka shinsei)」. Tư cách lưu trú cần thay đổi tùy thuộc vào việc bạn đã có đề nghị việc làm sau khi tốt nghiệp hay bạn sẽ tiếp tục/bắt đầu tìm việc làm ở Nhật sau khi tốt nghiệp.
Nếu bạn không tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp và muốn ở lại Nhật để tiếp tục tìm kiếm việc làm, bạn có thể làm điều đó bằng cách thay đổi tư cách lưu trú thành「特定活動 (継続就職活動) - Tokutei katsudo」.
[QUAN TRỌNG] Dù bạn vẫn còn thời hạn visa du học hợp lệ, nhưng sau khi tốt nghiệp thì tất cả các hoạt động dưới tư cách "du học sinh" đều hết hiệu lực, kể cả việc làm thêm được cho phép theo "giấy phép tham gia hoạt động khác". Bạn sẽ phải chuẩn bị rời khỏi Nhật trong vòng 1 tháng sau khi tốt nghiệp.
Do đó, bạn PHẢI THAY ĐỔI tư cách lưu trú của mình và đăng ký lại "giấy phép tham gia hoạt động khác" nếu bạn muốn làm việc bán thời gian trong thời gian tìm việc..
Để biết thêm về visa "Hoạt động được chỉ định (tiếp tục tìm việc)" và cách nộp đơn, vui lòng xem tại đây.
Cần lưu ý rằng, diện mạo của văn hóa Shuukatsu tại Nhật Bản đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Sự thay đổi này được tạo ra bởi đại dịch khiến việc tổ chức các hội chợ việc làm và sự kiện giới thiệu công ty trực tiếp quy mô lớn trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty Nhật đã phải chuyển sang áp dụng các phương pháp trực tuyến như các buổi thông tin công ty, thực tập và phỏng vấn trực tuyến.
Hiện tại với tình hình đại dịch đã ổn định, các hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng đang dần trở lại, tuy nhiên vẫn có những công ty chọn giữ phương pháp trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Tuy vậy, không chỉ các công ty mà ngay cả sinh viên cũng đã trải qua những thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh. Không thể tham gia các sự kiện tìm việc làm ở Nhật trực tiếp, sinh viên cũng đã chuyển sang các nguồn thông tin trực tuyến khác như các trang tuyển dụng online. Điều này dẫn đến việc bạn cần phải hiểu rõ các cách thức tìm việc làm ở Nhật.
Thật ra, văn hóa shuukatsu ở Nhật tuy có quy trình và hệ thống nhưng lại rất khó khăn với du học sinh rào cản ngôn ngữ và văn hóa. May mắn thay, vẫn có những cách để du học sinh tìm được việc làm phù hợp ở Nhật Bản theo những cách sau:
Một trong những dịch vụ được khuyên dùng là WeXpats Jobs - chuyên cung cấp thông tin việc làm cho người nước ngoài tại Nhật Bản.
WeXpats hỗ trợ tìm kiếm công việc dành cho người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản. Có rất nhiều công việc khác nhau được cung cấp tại đây. WeXpats mang đến 2 dịch vụ chính là WeXpats Agent - dành cho những người tìm kiếm công việc toàn thời gian và WeXpats Jobs - dành cho những người tìm kiếm công việc làm thêm.
Cụm từ「新卒採用 - shinsotsu saiyo」nghĩa là "tuyển dụng sinh viên mới ra trường". Đây là thuật ngữ được các công ty Nhật sử dụng khá phổ biến trên các bài đăng tuyển dụng khi đến mùa tìm việc làm ở Nhật của sinh viên sắp đến. Những hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng là nơi mà nhiều công ty sẽ tham gia để giới thiệu và tiếp cận đến ứng viên tiềm năng. Những công ty lớn có thể tuyển hàng trăm sinh viên mới tốt nghiệp vào làm việc trong năm tới.
Nhiều người đi thi, phỏng vấn về có review tại đây. Chúng ta có thể tham khảo ở 1 mức nhất định.
Cá nhân mình bắt đầu đi Shyu từ tháng 11/2019 ( mình tốt nghiệp 03/2021) có nghĩa là mình đi Shyu trước lúc tốt nghiệp gần 1.5 năm. Có sớm không? Câu trả lời là không.
Khi mà tháng 8/2019 mình đang vi vu các nước châu Á vì nghĩ rằng vẫn còn nhiều thời gian thì các bạn Nhật mình hè năm đó đã đi Intern hết rồi. Quả thực sau này đi Shyu mình mới thấy những bạn đi Shyu từ hết học kì 1 của năm 3 mới là những người sáng suốt nhất.
Vì sao, vì trừ những bạn đã xác định rõ mục tiêu bản thân mình muốn làm công việc gì thì phần lớn sinh viên bọn mình đều không biết rõ mình muốn làm công việc gì.Vì thế đi 説明会 của nhiều công ty từ sớm sẽ giúp bản thân bạn khám phá ra được mình thích cái gì. Kinh nghiệm của mình là ban đầu nên đi một vài cái Job Fair lớn để quen với bầu không khí đi Shyu và có cái nhìn nhất định về các ngành, sau đó chúng ta nên tập trung đi hẳn 説明会 or インターン của riêng các công ty mà chúng ta cảm thấy thích.
Mình thấy đi 説明会 trực tiếp này cực kì tốt, mình feel rõ cái bầu không khí của công ty, mặc dù không chuẩn 100% nhưng nó lại là động lực để mình tìm hiểu thêm về công ty.
Quá trình đi Shyu là quá trình bạn khám phá con người bạn. Như mình, ban đầu mình cực kì thích 商社 nhưng sau khi tham gia nhiều 説明会 thì mình thấy mình không phù hợp, mình chuyển mục tiêu từ 商社 sang IT vs 物流. Vì thế thời gian đầu hãy chăm chỉ đi 説明会 đi nhé. Sau khi bạn có hứng thú với một ngành nào đó thì bạn mới dốc toàn sức để cố gắng vì nó được.
WeXpats Jobs là trang web việc làm bán thời gian dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật Bản. Bạn có thể tìm kiếm việc làm bằng 11 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Indonesia, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể, tiếng Miến Điện, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha), và cả tiếng Nhật. Tìm công việc phù hợp với bạn bằng cách lựa chọn trình độ tiếng Nhật, nghề nghiệp, địa điểm, v.v.
※ Bạn có thể đăng ký từ bên ngoài Nhật Bản nhưng chỉ những người sống ở Nhật Bản mới có thể nộp đơn xin việc.
Bài viết này mình muốn gửi đến các bạn 大学生, 大学院生 chuẩn bị đi Shuu ( Các bạn 専門 hình như 選考 có hơi khác nên mình xin phép không đề cập đến). Sau một vài ngày sống trong cảm xúc lâng lâng thì nay mình đã dành thời gian để ngồi suy ngẫm lại về một chặng đường khá dài mang tên Shyukatsu từ tháng 11/2019 đến nay.
Lý do mình viết bài viết này là vì: chỉ những ai đi Shyu như bọn mình mới hiểu đi Shyu ở Nhật vất vả như thế nào. Tất cả mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời sẽ bám theo bạn trong suốt một chặng đường dài. Bạn hừng hực khí thế để chuẩn bị nộp hồ sơ, ráo riết luyện thi SPI, lo lắng chờ đợi kết quả vòng hồ sơ, mood bạn lên nóc nhà khi bạn qua vòng đầu, rồi bạn thất vọng ủ rũ và muốn từ bỏ khi bạn trượt phỏng vấn vòng 1 vòng 2, bạn cay cú khi vào vòng cuối rồi mà vẫn trượt. Trong suốt quá trình đi Shyu mình luôn than thở rằng: giá như mình được những người đi trước chỉ dạy tận tình nên chuẩn bị những gì thì giờ mình đã không mệt mỏi như thế này. Mình có thể hình dung sơ ra được quá trình đi Shyu ở Nhật như thế nào nhưng đúng là phải bắt tay vào thì mới thấy, có những cái lẽ ra mình đã có thể làm được tốt hơn nếu như có sự chuẩn bị kỹ càng.
Bài viết này là tất cả những gì mình đã nghiệm qua nên rất mong nó sẽ có ích cho một số bạn. Nhớ ra cái gì mình sẽ viết cái đó, có thể không được trau chuốt nhưng mong mọi người thông cảm.
Một chia sẻ rất có tâm của một bạn sinh viên năm 4 vừa nhận Naitei của một công ty Nhật lớn. Các bạn tham khảo nhé!