Kỹ Năng Cứng Còn Được Gọi Là Kỹ Năng Gì

Kỹ Năng Cứng Còn Được Gọi Là Kỹ Năng Gì

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sở hữu những kỹ năng cứng giúp bạn vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác. Bất kể ngành nghề nào cũng đều cần có những kỹ năng khác nhau. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng cứng cũng cực kỳ quan trọng. Tất cả đều là những kỹ năng giúp cho quá trình làm việc của bạn suôn sẻ và thuận lợi hơn. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu về kỹ năng cứng là gì nhé!

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sở hữu những kỹ năng cứng giúp bạn vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác. Bất kể ngành nghề nào cũng đều cần có những kỹ năng khác nhau. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng cứng cũng cực kỳ quan trọng. Tất cả đều là những kỹ năng giúp cho quá trình làm việc của bạn suôn sẻ và thuận lợi hơn. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu về kỹ năng cứng là gì nhé!

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng sống

Liên quan nhiều đến kỹ thuật, những kiến thức chuyên môn

Liên quan đến khía cạnh cá nhân và các mối quan hệ

Được học thông qua đào tạo, những kinh nghiệm thực tiễn

Được học thông qua trải nghiệm cuộc sống và tương tác với người khác

Các kỹ năng kỹ thuật, thiết kế, lập trình, quản lý dự án

Các mối quan hệ, khả năng sinh tồn, khả năng thoát hiểm, xử lý xung đột

Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công việc chuyên môn

Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ, thành công cá nhân và phát triển bản thân

Được đánh giá thông qua các loại bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệp

Khó có thể đánh giá cụ thể, thường được đánh giá thông qua những phản hồi và quá trình quan sát của bản thân

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là kỹ năng thiên về tính cách cá nhân, không yêu cầu cao về thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng mềm giúp bạn hòa nhập và tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể.

Kỹ năng cứng là kỹ năng mang tính định lượng cụ thể làm việc liên quan đến ngành nghề, chuyên môn. Còn kỹ năng mềm thuộc về khả năng giao tiếp, làm việc tiếp xúc với con người và cảm xúc. Kỹ năng cứng thuộc về chỉ số IQ (Intelligence Quotient), còn kỹ năng mềm thuộc về chỉ số EQ (Emotional Quotient). Để có thể thành thục kỹ năng cứng, bạn cần trải qua những kiến thức thực hành, thông qua đào tạo tại trường lớp, cơ sở đào tạo. Kỹ năng mềm thường được rèn luyện từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày, rèn luyện qua môi trường xung quanh,…

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng vận hành và sử dụng máy móc

Đặc biệt là các ngành nghề như sản xuất, chế biến, xây dựng, nông nghiệp,... đều yêu cầu người sử dụng có kỹ năng vận hành và sử dụng máy móc để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn.

Kỹ năng này còn giúp người sử dụng có thể điều khiển và vận hành các thiết bị, máy móc, công cụ một cách chính xác và an toàn. Điều này cũng góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động nhiều yêu cầu và kỳ vọng như hiện nay.

Kỹ năng phân tích dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, các doanh nghiệp có thể thu thập được rất nhiều dữ liệu từ khách hàng, người dùng và các hoạt động kinh doanh. Để tận dụng được giá trị của dữ liệu này, doanh nghiệp cần những người có kỹ năng phân tích dữ liệu giỏi, có thể xử lý và phân tích chúng một cách hiệu quả. Từ đó đưa ra những thông tin hữu ích để tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.

Các kỹ năng phân tích dữ liệu bao gồm việc thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu bằng các công cụ và phần mềm liên quan. Kỹ năng này giúp mỗi cá nhân có thể đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá hiệu suất hoạt động.

Trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp đều cần những người có kỹ năng bán hàng, tiếp thị xuất sắc để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kỹ năng bán hàng và tiếp thị giúp nhân viên đó có thể xác định được khách hàng mục tiêu, đưa ra các chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp, thuyết phục khách hàng mua hàng một cách hiệu quả để tăng doanh số và lợi nhuận.

Ngoài ra, kỹ năng bán hàng còn giúp cho mỗi cá nhân có thể tạo, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng cường sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng một tệp lớn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Kỹ năng viết giúp cho mỗi cá nhân có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác, súc tích, làm việc với văn bản một cách chuyên nghiệp và linh hoạt. Kỹ năng viết cũng giúp phát triển khả năng tư duy và sáng tạo, biến ý tưởng trừu tượng thành những văn bản cụ thể và dễ hiểu.

Kỹ năng viết đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, học thuật, truyền thông, văn hóa. Giúp cho mỗi người có thể viết báo cáo, thư từ, đơn xin việc, hồ sơ xin học bổng và nhiều tài liệu khác một cách chuyên nghiệp và ấn tượng.

Kỹ năng tài chính bao gồm việc phân tích, đánh giá tài chính hiện tại, lập kế hoạch tài chính, quản lý thu nhập và chi phí, cân nhắc đầu tư, quản lý rủi ro tài chính. Kỹ năng này giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, đảm bảo một tương lai tài chính ổn định và bền vững.

Đặc biệt là các lĩnh vực như Marketing, tài chính, kinh doanh,... rất cần những người có kỹ năng quản lý dự án, nhằm nắm rõ tổng thể dự án, biết cách xâu chuỗi và phân tích từng mảng công việc, nâng cao tỷ lệ thành công của các dự án, đạt được mục tiêu đề ra.

Các nhà tuyển dụng ngày nay cũng rất ưu tiên những người có kỹ năng này. Bởi nó cho thấy cá nhân đó có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề một cách logic và hiệu quả. Cho phép họ đưa ra các quyết định đúng đắn và giải pháp hợp lý trong quá trình thực hiện dự án.

Kỹ năng y tế bao gồm các kỹ năng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, cấp cứu cơ bản,... Việc nắm vững kỹ năng y tế giúp mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

Top các kỹ năng cứng cần thiết cho sinh viên?

Sinh viên ở mỗi ngành nghề thì cần những kỹ năng cứng khác nhau. Tuy nhiên ngày nay, những kỹ năng cơ bản như kỹ năng học tập, nghiên cứu, viết, trình bày, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,... là rất cần thiết đối với bất kỳ một sinh viên nào. Việc nắm vững các kỹ năng này giúp sinh viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng cực kỳ quan trọng và cần thiết trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Với sự phổ biến của máy tính và internet, hầu hết các ngành nghề đều yêu cầu nhân viên có kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm tin học văn phòng để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như soạn thảo văn bản, tính toán, quản lý dữ liệu,...

Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng giúp cho người sử dụng có thể làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và năng lượng, tăng cường khả năng sáng tạo và đóng góp giá trị nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm tin học còn giúp cho người sử dụng có thể cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất trong lĩnh vực của mình, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.

Lưu ý, không chỉ các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin mới yêu cầu người sử dụng có kỹ năng máy tính và tin học văn phòng. Các ngành nghề như kinh doanh, tài chính, giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác cũng cần nhân viên có kỹ năng này để thực hiện các tác vụ hàng ngày.

Kỹ năng ngôn ngữ cũng đặc biệt cần thiết trong thị trường lao động ngày nay, khi mà việc giao tiếp và truyền đạt thông tin trở thành yếu tố quan trọng của nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thành thạo kỹ năng ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,... giúp một người dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.

Kỹ năng ngôn ngữ không chỉ giúp cho người sử dụng có thể làm việc hiệu quả hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mà còn giúp cho họ có thể tương tác và giao tiếp với người khác ở một cấp độ cao hơn, đặc biệt là trong môi trường làm việc đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.

Ngoài ra, kỹ năng ngôn ngữ còn giúp cho mỗi cá nhân có thể tiếp cận được nhiều kiến thức và thông tin mới, qua việc đọc sách, báo, tài liệu và các nguồn thông tin trực tuyến.