Theo quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị Bắc Ninh đến năm 2045, nông nghiệp được xác định là vùng dự trữ năng lượng, là vùng đệm cho kinh tế phát triển bền vững. Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ trọng giá trị nông nghiệp công nghệ cao chiếm từ 35-40% tổng giá trị toàn ngành.
Theo quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị Bắc Ninh đến năm 2045, nông nghiệp được xác định là vùng dự trữ năng lượng, là vùng đệm cho kinh tế phát triển bền vững. Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ trọng giá trị nông nghiệp công nghệ cao chiếm từ 35-40% tổng giá trị toàn ngành.
Diện tích: Địa điểm: Lô A1, KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh, Phường Nam Sơn,Phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh,và Xã Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
(Xây dựng) - Ngày 14/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Phiên họp tập trung thảo luận và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Thí điểm Đề án Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp
Đề án thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp tỉnh Bắc Ninh được xem là một bước đột phá trong cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất. Theo đó, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Ninh sẽ là cơ quan hành chính thuộc UBND tỉnh, bao gồm Ban Giám đốc, 04 phòng chuyên môn, 01 Trung tâm, 08 Chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện, 115 Điểm tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.
Việc triển khai thí điểm Trung tâm sẽ giúp tiếp nhận thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc vào địa giới hành chính; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân tiếp cận và thực hiện TTHC; qua đó tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, theo dõi, giám sát việc thực hiện TTHC; đơn giản hóa quy trình, cách thức tiếp cận TTHC; nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định, việc thí điểm thực hiện Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp là vấn đề có tác động lớn và là việc phải làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; yêu cầu các Sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để đề xuất tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần bàn giao nguyên trạng con người và cơ sở vật chất, đảm bảo mỗi Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện có biên chế công chức làm lãnh đạo Trung tâm.
Với quan điểm rõ ràng, nhất quán, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, khi thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp thì việc giải quyết TTHC trách nhiệm vẫn thuộc các Sở, ngành, địa phương. Giao Trung tâm Hành chính công tỉnh tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Đề án chặt chẽ, phù hợp, tính khả thi cao để trình tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh trước khi trình HĐND tỉnh thông qua. Thực hiện bổ sung quy chế phối hợp trong giải quyết công việc giữa Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh với các Sở, ban, ngành, địa phương và giữa các Chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện với các địa phương, phấn đấu đưa Trung tâm đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2024.
Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tại phiên họp, các đại biểu đã nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Gia Bình, Lương Tài đến năm 2030. Việc ban hành Nghị quyết hỗ trợ sẽ giúp phát huy vùng trồng tỏi An Thịnh, huyện Lương Tài (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý quốc gia). Và tiến tới hình thành vùng tỏi Cao Đức, huyện Gia Bình được công nhận chỉ dẫn địa lý quốc gia; xây dựng được 01 - 02 giống thủy đặc sản trở thành thương hiệu đặc trưng của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng gắn với du lịch ẩm thực; quy hoạch diện tích nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển vùng sản xuất gắn với chế biến sản phẩm lúa gạo tạo thương hiệu và giá trị gia tăng.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Nghị quyết hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Gia Bình, Lương Tài đến năm 2030 nhằm phát huy thế mạnh của vùng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn, tạo ra sản phẩm đặc trưng góp phần nâng cao đời sống của người dân, xây dựng nông thôn mới, đồng thời khẳng định vị thế vùng nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế rà soát để tránh hiện tượng trục lợi chính sách.
Được biết, theo quy hoạch tỉnh Bắc Ninh, các huyện Lương Tài, Gia Bình được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn kết hợp phát triển công nghiệp chế biến nông sản và vùng nguyên liệu gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, làng nghề.
Chuyển đổi xanh các khu công nghiệp
Tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn cũng yêu cầu nhanh chóng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, đáp ứng tiêu chí về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn đối với những dự án đầu tư mới.
Tỉnh Bắc Ninh xác định, việc chuyển đổi và phát triển các khu công nghiệp gắn với chuyển đổi xanh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Tỉnh sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể như giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính; phát triển năng lượng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường; tăng cường chuyển đổi khu công nghiệp theo hướng tiếp cận khu công nghiệp sinh thái.
Về giải pháp, tỉnh xác định chuyển đổi xanh các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, trong đó khu vực bố trí phát triển các khu công nghiệp tập trung cần đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện như: Kết nối giao thông thuận lợi, gần các yếu tố tài nguyên, nguồn nguyên liệu sẵn có, có thể cung cấp đầy đủ các điều kiện thiết yếu như cung cấp điện, nước, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, thu hút lao động, bố trí các dịch vụ phục vụ người lao động…
Bắc Ninh cũng thực hiện chuyển đổi và thu hút các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghệ điện tử, gắn với sự phát triển của các cuộc cách mạng về khoa học công nghệ. Xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ, nghiên cứu đổi mới sáng tạo tại các khu công nghiệp khu vực các huyện Yên Phong, thị xã Quế Võ, thành phố Bắc Ninh... để tạo nền tảng phát triển Bắc Ninh trở thành trung tâm về khoa học công nghệ, sản xuất công nghệ cao của quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong nước và khu vực châu Á.
Trong các khu công nghiệp, tỉnh sẽ tăng cường sử dụng điện tái tạo, áp dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn nhằm tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu chất thải; nghiên cứu, ban hành các cơ chế ưu đãi thuế, miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cho quá trình chuyển đổi xanh, tái chế và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất; kết hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng xanh, như hệ thống xử lý nước thải tập trung, năng lượng tái tạo và hệ thống giao thông xanh...
Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã nổi lên như một "thỏi nam châm" thu hút đầu tư, với sự phát triển bùng nổ của các khu công nghiệp. Dòng vốn FDI đổ vào đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói chung. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là những thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm.
Trước thực trạng này, Bắc Ninh đang quyết tâm chuyển mình, hướng tới mô hình khu công nghiệp sinh thái bền vững. Ông Nguyễn Đức Cao, Phó Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, khẳng định: "Việc giảm thiểu phát thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đã đề ra lộ trình rõ ràng với những chỉ tiêu đến năm 2025, cắt giảm ít nhất 8,2% lượng khí thải nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 36,2 triệu tấn CO2. Năm 2030, tiếp tục giảm 9% phát thải, đồng thời nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất công nghiệp lên 7,84%. Năm 2050 đạt 23,5% tỷ lệ năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp”.
Tại phiên họp chuyên đề tháng 11 của tỉnh Bắc Ninh, các đại biểu cũng nghe và cho ý kiến vào các nội dung quan trọng khác như: Đề án “Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh”; Đề án Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản, giai đoạn 2025 - 2028; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 213/2015/NQ-HĐND17 ngày 09/12/2015 của HĐND tỉnh về quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, hỗ trợ chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh; Kế hoạch nâng cao năng lực kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030…