(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng AMECC (AMS) đang thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến cầu đường, nhiệt điện, gia công kết cấu thép. Tuy nhiên, tại công ty đang tồn tại nhiều vấn đề về tài chính chưa thể xử lý, nợ thuế và các khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) lên đến 57 tháng.
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng AMECC (AMS) đang thực hiện nhiều dự án lớn liên quan đến cầu đường, nhiệt điện, gia công kết cấu thép. Tuy nhiên, tại công ty đang tồn tại nhiều vấn đề về tài chính chưa thể xử lý, nợ thuế và các khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) lên đến 57 tháng.
Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo đó, với hợp đồng lao động lao động dưới 1 tháng, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận miệng mà không cần lập hợp đồng giấy hoặc thông qua dữ liệu điện tử, trừ trường hợp:
- Ký hợp đồng với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua 01 người ủy quyền trong nhóm.
- Thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi.
- Thuê người lao động giúp việc gia đình.
Theo Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian thử việc đối với mỗi loại công việc được quy định như sau:
- Không quá 180 ngày: Công việc quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày: Công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Tuy nhiên do đặc thù về thời hạn chỉ làm dưới 01 tháng nên với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 01 tháng, người lao động sẽ không cần phải trải qua quá trình thử việc mà được nhận luôn làm nhân viên chính thức. Nhờ vậy, người lao động sẽ được trả đầy đủ 100% tiền lương của công việc mà người đó đang làm.
Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động dưới 1 tháng thuộc loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Khi hợp đồng này hết hạn, nếu các bên vẫn có nhu cầu tiếp tục thực hiện công việc thì phải tiến hành ký hợp đồng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động nắm 2019:
- Ký hợp đồng mới trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động dưới 1 tháng hết hạn:
+ Được ký tiếp 01 lần hợp đồng có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 01 tháng với những trường hợp sau:
- Không ký hợp đồng mới mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc: Sau 30 ngày, hợp đồng lao động dưới 1 tháng trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Như vậy, với hầu hết người lao động, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng dưới 1 tháng 02 lần.
Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như người lao động cao tuổi, lao động nước ngoài, người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động thì được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Còn với bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Điều 43 Luật Việc làm 2013 và khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 cũng chỉ rõ, đối tượng tham gia các loại bảo hiểm này phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng, người lao động sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên, thay cho việc không phải đóng bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền cho những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Bởi khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, ngoài tiền lương, doanh nghiệp còn phải thanh toán thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu không trả thêm tiền, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị trả thiếu tiền (theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến hợp đồng lao động dưới 1 tháng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
Ghi nhận tại các phiên giao dịch việc làm gần đây trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận cho thấy, DN có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn chỉ tiêu/phiên với các vị trí việc làm đa dạng, mức thu nhập từ 5-20 triệu đồng/tháng.
Ghi nhận tại Phiên giao dịch việc làm (GDVL) thanh niên tại huyện Đông Anh cho thấy, 48 doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 3.328 chỉ tiêu (trong đó tuyển dụng, xuất khẩu lao động 2.528 chỉ tiêu, tuyển sinh 800 chỉ tiêu). Trước đó, tại Phiên GDVL trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang) diễn ra ngày 24/2 có 90 đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng 19.345 chỉ tiêu; riêng tại hệ thống Sàn GDVL Hà Nội có 34 doanh nghiệp cần tuyển 1.030 lao động.
Tham gia tuyển dụng tại Phiên GDVL thanh niên tại huyện Đông Anh, bà Nguyễn Thị Thu Hương- Trưởng phòng Tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi cho biết, công ty hiện có hơn 6.000 lao động và đang có nhu cầu mở rộng sản xuất nên cần thêm hơn 100 lao động. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công ty đã có 252 lao động là F0, 150 lao động là F1. Với số lượng nhân lực là F0, F1 tăng chóng mặt, khiến công ty càng chật vật tìm lao động. Hiện Công ty cần tuyển các vị trí như kế toán, nhân viên hành chính nhân sự… (thu nhập từ 12-14 triệu đồng/tháng), công nhân (thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên) đi kèm các chế độ đãi ngộ với NLĐ như: Thưởng tháng lương thứ 13, tặng quà các dịp lễ, tết... nhưng số lượng lao động ứng tuyển còn rất hạn chế.
Thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, ông Lê Ngọc Hữu- Phụ trách tuyển dụng Công ty cổ phần Jvnet cho biết, sau 2 năm tạm trì hoãn vì dịch bệnh nên hiện nay nhu cầu tuyển lao động của các đối tác Nhật Bản đã tăng trở lại. Hiện, Công ty có nhu cầu tuyển dụng từ 1.500-1.800 lao động sang Nhật Bản làm việc trong các ngành nghề: Lao động nữ làm về thực phẩm, điện tử, cơm hộp, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa; lao động nam về cơ khí, xây dựng, điều khiển máy móc… với mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, qua các phiên GDVL và các kênh tuyển dụng, nhiều NLĐ vẫn e dè về dịch bệnh, nên chưa mạnh dạn làm hồ sơ.
Chia sẻ về các giải pháp hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động, ông Nguyễn Hồng Dân- Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội cho biết, sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4, thị trường lao động Hà Nội chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành tích cực tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố có những chính sách, giải pháp, tích cực để nhanh chóng phục hồi thị trường lao động. Đến nay, thị trường lao động đã dần hồi phục và hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH do tác động của dịch bệnh khiến lượng lao động là F0, F1 tăng cao; bên cạnh đó, nhiều DN phục hồi đã tăng cường quy mô, mở rộng sản xuất, nên trên địa bàn Thủ đô hiện có sự thiếu hụt lao động nhất định- khoảng hơn 50.000 lao động- tập trung vào những ngành, nghề như: Dịch vụ, sản xuất, xây dựng…
Để khắc phục tình trạng trên, Sở đã có những giải pháp cụ thể như: Đối với NLĐ chưa đáp ứng được công việc do thiếu hụt về trình độ, kỹ năng… sẽ được tổ chức đào tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nguồn cung cho doanh nghiệp, qua đó giúp việc kết nối cung- cầu lao động được tiệm cận gần nhau hơn, doanh nghiệp nhờ đó sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực qua đào tạo để nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. “Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện thị xã trên địa bàn tiếp tục khảo sát, rà soát nhu cầu tìm việc làm của NLĐ và nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của DN, đơn vị để tiếp tục thúc đẩy kết nối cung- cầu lao động”- ông Dân thông tin.
Năm 2022, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn GDVL giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo và giao cho Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành và quận, huyện triển khai hiệu quả nhất. Theo đó, hiện nay, Hà Nội có 15 điểm, sàn GDVL vệ tinh đặt ở 13 quận, huyện, thị xã, trong đó 2 sàn GDVL chính đặt tại quận Cầu Giấy và Hà Đông. Tới đây, Sở sẽ rà soát và nâng các điểm, sàn đó thành Sàn GDVL vệ tinh. Như vậy, Hà Nội sẽ có 1 sàn GDVL trung tâm và 13 sàn vệ tinh tại 13 quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện cho NLĐ không phải đi xa tìm việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí; các doanh nghiệp trên địa bàn có đặt hệ thống sàn GDVL vệ tinh có thể kết nối nhu cầu ngay tại nơi đó. Như vậy, nhà tuyển dụng và NLĐ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần với nhau hơn.
Cũng theo ông Dân, từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã tổ chức 2 phiên GDVL online kết nối với các tỉnh, thành phố phía Bắc để Hà Nội cung ứng nguồn lao động cho các nhà tuyển dụng tại các tỉnh, đồng thời thu hút, kết nối NLĐ các tỉnh lân cận tới làm việc cho DN trên địa bàn Thủ đô.
Thông tin thêm về các giải pháp hỗ trợ khôi phục thị trường lao động, ông Vũ Trọng Bình- Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cục Việc làm đã trực tiếp chỉ đạo 63 Trung tâm DVVL trên toàn quốc tổ chức các phiên GDVL tại địa phương và kết nối với các tỉnh, thành phố khác; tổ chức phiên GDVL kết nối các tỉnh, các cụm, thậm chí là hai miền Nam- Bắc để kịp thời cung ứng nguồn lao động. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phục hồi lao động của Bộ LĐ-TB&XH, tại các địa phương, các Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ để quay trở lại thị trường lao động như giảm tiền nhà trọ, hỗ trợ tiền đi lại… “Hiện, Bộ LĐ-TB&XH đang xin ý kiến các địa phương, các bộ, ngành trình Chính phủ quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ để giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động. Đồng thời, sẽ có nguồn vốn cho NLĐ vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội… Mọi hoạt động GDVL, kích cầu lao động đang được thúc đẩy mạnh mẽ với nỗ lực cao nhất để đảm bảo cho doanh nghiệp có lao động và hỗ trợ cho NLĐ sớm quay trở lại thị trường lao động an toàn trong mùa dịch”- ông Bình khẳng định.
https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/