03/04/2024 12:14 Duy Anh In bài
03/04/2024 12:14 Duy Anh In bài
Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
(Ngành Kiểm sát nhân dân triển khai thi hành Hiến pháp. (Ảnh: TH - Web dangcongsan.vn)
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới. Bản Hiến pháp này vừa kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011).
Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên Chương I của Hiến pháp năm 1992
và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992
vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia. Về cơ bản các quy định về chế độ chính trị tiếp tục kế thừa, khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị đã được xác định trong Hiến pháp năm 1992 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011), đồng thời đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như sau:
khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời ( Điều 1).
tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm
Bổ sung và phát triển nguyên tắc
(khoản 3, Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011). Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên nguyên tắc
được ghi nhận trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực.
tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là
(khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng
( khoản 2 Điều 4); tiếp tục khẳng định không chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy định trách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ( khoản 3 Điều 4).
tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt...Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là
( khoản 4 Điều 5) so với Hiến pháp năm 1992 quy định
(khoản 1 Điều 6). Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp. Tiếp tục khẳng định nguyên tắc
trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân ( Điều 7).
tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong
(khoản 1 Điều 9); Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( Điều 10).
Ghi nhận vị trí, vai trò của Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng thành viên, hội viên của tổ chức mình; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 2, Điều 9).
sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợp với tình hình mới, khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12).
các nội dung gắn với chế độ chính trị của quốc gia như Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, nội dung cơ bản giữ nguyên như Hiến pháp năm 1992, được gộp chung thành một điều ( Điều 13)./.