Bản đồ phố cổ Hà Nội: Nếu bạn đang có ý định đến thăm Hà Nội hoặc những công việc có liên quan, hãy tham khảo bản đồ khu phố cổ Hà Nội để lên kế hoạch cho một hành trình phù hợp và tìm hiểu về vô số điều cần khám phá tại điểm đến này.
Bản đồ phố cổ Hà Nội: Nếu bạn đang có ý định đến thăm Hà Nội hoặc những công việc có liên quan, hãy tham khảo bản đồ khu phố cổ Hà Nội để lên kế hoạch cho một hành trình phù hợp và tìm hiểu về vô số điều cần khám phá tại điểm đến này.
Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và Bắc của hồ Hoàn Kiếm gồm 36 phố phường, mỗi phố lại tập trung bán một mặt hàng khác nhau. Giới hạn của phố cổ phía Bắc đến phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các tuyến phố : Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Du khách có thể di chuyển đến phố cổ bằng nhiều phương tiện khác nhau
Tuy nhiên, bạn nên di chuyển bằng xe bus. Đây là phương tiện di chuyển phổ biến ở nhiều quận Hà Nội, giá lại rẻ, phù hợp với nhiều du khách.
***Bạn có thể xem thêm: Những khách sạn phố cổ Hà Nội được ưa chuộng nhất hiện nay
Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực nằm phía đông Hoàng Thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng, tập trung chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Địa điểm này được hình thành bởi nhiều tiểu thương và thợ thủ công sống bên sông Hồng. Họ tụ tập, sinh sống và buôn bán, tạo nên khu phố cổ vô cùng đông đúc.
Qua thời gian hình thành và phát triển, khu phố cổ dần trở thành một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội mà bất kì du khách nào cũng đều muốn ghé thăm.
Phố cổ còn được gọi với tên gọi khác là 36 phố phường bởi các con phố ở đây đều được đặt tên theo một mặt hàng được làm và bày bán trên phố như phố Hàng Đường chuyên làm và bán đường, phố Hàng Thiếc chuyên về các sản phẩm từ thiếc hay phố Hàng Bạc với các nghề thủ công liên quan đến bạc…
Trải qua nhiều thời gian gắn liền với kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội, khu phố cổ vẫn luôn tấp nập người mua kẻ bán dù đã thay đổi cùng với sự chuyển động của thời gian. Bên trong khu phố cổ hôm nay, ngoài những mặt hàng mang tên con phố, du khách khi rảo bước trên những con phố mang chữ “Hàng” còn có thể thưởng thức những đặc sản của ẩm thực Hà Nội.
Phố Hàng Mã là được xem là một trong những con phố đông đúc và rực rỡ sắc màu nhất ở Hà Nội. Đặc biệt vào những dịp lễ, tết, con phố được trang hoàng bằng những đèn lồng, đồ chơi phát sáng, bóng bay khiến nơi đây không chỉ tràn ngập trong âm thanh, màu sắc, ánh sáng mà còn mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.
Tạ Hiện là con phố nhỏ bé nhỏ nằm ở giữa lòng Hà Nội lúc nào cũng đông nghịt người. Đây là địa điểm uống bia nổi tiếng ở Hà Thành được các bạn trẻ rất yêu thích. Nơi đây còn được biết đến với cái tên gọi “ngã tư quốc tế” đã được đưa vào danh sách “những nơi phải đến” khi đi du lịch Hà Nội của các du khách nước ngoài.
Là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn ở phố cổ, nhà cổ ở 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống tái hiện được không gian sinh sống, nét đặc trưng của con người Hà Nội xưa. Ngôi nhà được mở cửa thường xuyên để cho khách du lịch đến thăm quan.
Trên đây là một số thông tin về phố cổ Hà Nội, giúp bạn tìm hiểu phố cổ Hà Nội ở đâu cũng như một số địa điểm “hấp dẫn” tại khu phố cổ. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Singapore và New York đứng đầu danh sách những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới năm 2022 do Cơ quan Thu thập Thông tin Economist (EIU) công bố.
Cơ quan Thu thập Thông tin Economist (EIU) ngày 30/11 công bố báo cáo Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu, cho thấy Singapore và New York cùng xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Tel Aviv, Israel, thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2021, năm nay được xếp ở vị trí thứ ba, tiếp sau đó là Hong Kong và Los Angeles.
EIU, thuộc tập đoàn Economist chuyên cung cấp dịch vụ dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích, trụ sở London, Anh, thực hiện báo cáo này vào tháng 8 và tháng 9 năm nay, dựa trên mức giá trung bình của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố lớn trên toàn cầu.
Singapore từng giữ vị trí số một trong danh sách từ năm 2014 đến 2019, trước khi bị Paris và Tel Aviv soán ngôi vào năm 2020 và 2021. Trong khi đó, đây là lần đầu tiên New York được xếp vị trí đầu danh sách.
Dân số quốc nội và người nước ngoài tăng trong khi diện tích nhỏ được cho là lý do hàng đầu khiến chi phí sinh hoạt tại Singapore luôn ở mức cao. Thành phố này có rất ít tài nguyên thiên nhiên và phải nhập khẩu hầu như toàn bộ thực phẩm. Chi phí để sở hữu, sử dụng ôtô tại Singapore cũng thuộc diện cao nhất thế giới.
Dãy nhà chọc trời tại Singapore, ngày 1/12. Ảnh: AFP.
EIU cho biết chi phí sinh hoạt tại 172 thành phố được khảo sát tăng trung bình 8,1% trong năm nay, do ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng.
"Tình trạng này cùng việc tăng lãi suất và điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn thế giới", Upasana Dutt, đứng đầu bộ phận ghi nhận chi phí sinh hoạt toàn cầu ở EIU, nói. "Đây là mức tăng mạnh nhất trong 20 năm kể từ khi chúng tôi thu thập dữ liệu".
Các thành phố lớn ở châu Á có xu hướng không chịu ảnh hưởng nhiều như Singapore, với mức tăng chi phí sinh hoạt trung bình là 4,5%. Tuy nhiên, 6 thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc đều tăng hạng, trong đó Thượng Hải lọt top 20 danh sách.
Đức Trung (Theo Bloomberg, Economist, Guardian)
Một trong những nhà hát kịch cổ điển nổi tiếng nhất ở Singapore, Nhà hát Victoria nằm tại số 9 Empress Palace, được thiết kế theo trường phái kiến trúc thuộc địa thời kỳ Victorian Revivalism của Anh bởi kỹ sư John Bennet.
Nhà hát là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và điển hình nhất của lối kiến trúc thuộc địa. Được xây dựng từ Vào năm 1862, hai tòa nhà chính được khởi công xây dựng, và vào tháng 10 năm 1905, Thống đốc khu thuộc địa của Anh tại Đông Nam Á – ông Jonh Anderson làm đại diện chính thức khánh thành khu liên hợp này.
Xem thêm các tour đi Singapore giá rẻ
Theo lịch sử, ban đầu tòa nhà này không được sử dụng như một nhà hát, mà được thiết kế xây dựng làm Tòa Thị Chính cho chính quyền thực dân. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa nhà lại được thiết kế với hai khán phòng lớn, mỗi khán phòng được chia thành hai tầng và các buổi biểu diễn hòa nhạc được phép tổ chức tại đây. Sau một thời gian hoạt động, vào ban ngày, đây là nơi làm việc của các nhân viên thành phố, nhưng vào buổi tối, đây lại là nơi biểu diễn nhạc kịch và các chương trình hòa nhạc của những nghệ sỹ nghiệp dư.
Vào năm 1901, để tưởng nhớ Nữ hoàng trị vì Singapore – Victoria qua đời, chính phủ quyết định xây dựng đài tưởng niệm bà và bên cạnh Tòa Thị Chính được xây dựng một hội trường công cộng, và tên Victoria được đặt cho tòa nhà này.
Năm 1979, khi dàn nhạc giao hưởng Singapore tới đây, tòa nhà liên hợp này đã được đổi tên thành Nhà hát Victoria. Nhà hát và Phòng hòa nhạc chính được thiết kế là một tổ hợp công trình gồm 2 tòa nhà nằm hai bên, chính giữa là tháp đồng hồ. Thiết kế nhà hát chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách kiến trúc thời kỳ này, với các cột trụ mang hình dáng cổ điển của những vùng quê và những chiếc cửa sổ được thiết kế tinh xảo mang phong cách thiết kế đặc trưng của Ý.
Cập nhật liên tục các bản tin mới du lịch tại website www.dulichdisanviet.vn
Nhà hát Victoria nằm ở trung tâm của Khu trung tâm hành chính Singapore, là tòa nhà có bề dày lịch sử và cấu trúc kiên cố nhất của Singapore. Với lịch sử hơn 100 năm, nhà hát là trung tâm diễn ra các hoạt động giải trí liên quan đến văn hóa và nghệ thuật, bên cạnh đó là thiết kế độc đáo với tháp đồng hồ thuộc phong cách kiến trúc Palladian. Do đó, từ khi thành lập cho tới nay, nhà hát Victoria luôn là địa điểm được chọn để đăng cai hoặc tổ chức các sự kiện văn hóa trọng đại nhất mang tầm cỡ quốc gia của Singapore như: Lễ hội Mặt trời Singapore, Liên hoan nghệ thuật Singapore và hàng tuần, đều có các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Singapore.
Để tìm hiểu một cách rõ nhất về văn hóa Singapore, thì Nhà hát Victoria Singapore là một điểm đến tuyệt vời, với những lễ hội và các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng được tổ chức liên tục tại đây.