Thảm Họa Sóng Thần Nhật Bản

Thảm Họa Sóng Thần Nhật Bản

Trận động đất xảy ra chỉ vài ngày sau khi một nhóm nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo về 25 đứt gãy đang hoạt động ngoài khơi nước này. Đây là những khu vực có nguy cơ xảy ra động đất có độ lớn từ 7.

Trận động đất xảy ra chỉ vài ngày sau khi một nhóm nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo về 25 đứt gãy đang hoạt động ngoài khơi nước này. Đây là những khu vực có nguy cơ xảy ra động đất có độ lớn từ 7.

(Dân trí) - Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter kéo theo sóng thần khủng khiếp, có nơi cao tới 40,5m, đã tàn phá một vùng rộng lớn ở bờ biển đông bắc Nhật Bản và khiến 22.000 người chết và mất tích.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy sóng thần tấn công thành phố Miyako tại tỉnh Iwate sau khi trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra ở vùng biển ngoài khơi đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011.

Lửa bốc lên dữ dội từ những ngôi nhà bị sóng thần cuốn ra biển tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi.

Các thành viên của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đi thuyền ra cứu một người đàn ông bị sóng thần cuốn ra biển cách xa bờ 15km.

Trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011 giờ địa phương, gây ra sóng thần cực lớn lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Một chiếc đàn piano trôi lềnh bềnh trên biển tại thành phố Rikuzentakat, tỉnh Iwate.

Một phụ nữ ngồi khóc giữa đống đổ nát của thành phố Natori, tỉnh Miyagi sau khi bị sóng thần tấn công. Sóng thần đã tấn công bờ biển đông bắc Nhật Bản chỉ ít phút sau động đất.

Giới chức Nhật Bản đã ghi nhận các số liệu cho thấy có nơi sóng thần cao tới 40,5m (tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate) và tiến sâu vào đất liền 10km.

Những xoáy nước khổng lồ xuất hiện sau sóng thần và động đất tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima.

Sóng thần đã cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và xoá sổ các cộng đồng ven biển.

Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản được CNN dẫn lại ngày 5/3/2017, thảm hoạ kép đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng và khoảng 2.500 người mất tích.

Sóng thần cũng gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Phóng xạ đã bị rò rỉ từ nhá máy sau khi hàng loạt vụ cháy và nổ làm hư hại 4 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân, khiến hệ thống làm mát bị nhà máy hạt nhân bị hư hỏng nặng.

Một vùng cấm có bán kính quanh nhà máy hạt nhân Fukushima I đã được thiết lập, buộc hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.

Thị trấn Tomioka nằm trong bán kính 20km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị sơ tán toàn bộ và trở nên hoang vắng.

Các bức ảnh trẻ nhỏ bị cuốn trôi do sóng thần và được tìm thấy sau này.

Người dân đau buồn khi tìm lại các đồ vật của gia đình sau khi nhà của họ bị phá hủy do động đất/sóng thần tại Otsuchi.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm hỏi, động viên những người bị sơ tán do động đất/sóng thần tại một trung tâm sơ tán ở thủ đô Tokyo.

Các thành viên của Công ty điện lực Tokyo cúi chào những người bị sơ tán tại một trung tâm tạm trú.

Giới chức Công ty điện lực Tokyo và các phóng viên quan sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima qua cửa sổ xe buýt.

Một phụ nữ tưởng niệm các nạn nhân tại Rikuzentakata, tỉnh Iwate.

Các nhà sư cầu nguyện cho các nạn nhân động đất/sóng thần trên bờ biển Kitaizumi tại thành phố Minamisoma, tỉnh Fukushima.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm

Ngày 11/3/2011, vào lúc 14h46 chiều (giờ địa phương), một trận động đất 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, cách Tōhoku khoảng 70 km về phía Đông với tâm chấn ở độ sâu khoảng 29 km so với mực nước biển đã làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản khoảng 6 phút. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào năm 1900. Ảnh hưởng của trận động đất đã được cảm nhận trên khắp thế giới, từ các vịnh hẹp ở Na Uy cho đến tảng băng ở Nam Cực.

Trận động đất gây ra sóng thần hủy diệt cực mạnh có độ cao lên tới 40,5m (tương đương chiều cao tòa nhà 13 tầng) ở Miyako thuộc tỉnh Iwate của Tōhoku, di chuyển với tốc độ 700 km/h, san phẳng gần như tất cả các thị trấn ven biển và thâm nhập đến 10km trên đất liền sau khi tràn đê sông Natori ở khu vực Sendai, gây ngập một diện tích ước tính khoảng 561 km2. Các con sóng đã tràn qua và phá hủy các bức tường chắn sóng thần bảo vệ tại một số địa điểm; nước dâng lớn đã phá hủy các tòa nhà ba tầng, nơi nhiều người tụ tập.

Gần Oarai, sóng thần tạo ra một xoáy nước lớn ngoài khơi, được ghi lại trên video. Sóng thần lan truyền khắp khu vực Thái Bình Dương đến toàn bộ bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ từ Alaska đến Chile. Nó tạo ra những con sóng cao đến 3,6 m dọc theo bờ biển Kauai và Hawaii trong chuỗi quần đảo Hawaii và những con sóng cao 5 m dọc theo đảo Shemya trong chuỗi quần đảo Aleutian. Vài giờ sau, sóng cao 2,7 m tấn công các bờ biển California và Oregon ở Bắc Mỹ.

Cuối cùng, khoảng 18 giờ sau trận động đất, những con sóng cao khoảng 0,3 m đã tràn đến bờ biển Nam Cực và khiến một phần của thềm băng Sulzberger bị vỡ. Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Nhật Bản cho biết, nước dâng lên mang theo ước tính khoảng 5 triệu tấn mảnh vỡ ra biển, các mảnh vỡ đồ vật do sóng thần gây ra đã tiếp tục trôi dạt đến các bãi biển Bắc Mỹ nhiều năm sau đó.

Theo các nhà khoa học, trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã dịch chuyển Trái Đất trên trục quay của nó khoảng 10-25 cm bằng cách phân phối lại khối lượng và hệ lụy là rút ngắn thời gian của một ngày khoảng 1,8 micro giây. Hơn 5.000 dư chấn với cơn lớn nhất có cường độ 7,9 độ Richter, đã tấn công Nhật Bản trong năm sau trận động đất. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đảo chính Honshu bị dịch về phía đông 2,4 m, làm cho một số phần trên đất liền của Nhật Bản rộng hơn trước; bờ biển phía bắc cách Honshu 400 km của Nhật Bản bị lún khoảng 0,6 m (nhưng sau khoảng 3 năm, bờ biển này đã trồi trở lại và tiếp tục tăng lên vượt quá độ cao ban đầu của nó).

Mảng Thái Bình Dương của Trái Đất trượt về phía tây gần tâm chấn 24 m và nâng đáy biển ngoài khơi tỉnh Miyagi lên 3 m. Một báo cáo của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cho biết, đáy biển ở khu vực giữa tâm chấn và Rãnh Nhật Bản đã di chuyển 50 m về phía Đông-Đông Nam và dâng lên khoảng 7 m do hậu quả của trận động đất. Ở Nam Cực, sóng địa chấn từ trận động đất đã tác động sông băng Whillans, làm nó dịch chuyển khoảng 0,5 m; sóng thần đã phá vỡ các tảng băng trôi khỏi thềm băng Sulzberger, cách đó 13.000 km. Tảng băng trôi chính có kích thước 9,5x6,5 km và dày khoảng 80 m; tổng cộng 125 km2 băng đã bị phá vỡ.

Khi sóng thần băng qua Thái Bình Dương, một cơn sóng cao 1,5 m đã giết chết hơn 110.000 con chim biển làm tổ tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Midway Atoll. Ở Na Uy, nước trong các vịnh hẹp phía Nhật Bản dâng lên tụt xuống khi sóng địa chấn từ trận động đất chạy qua. Trận động đất tạo ra một tiếng ầm tần số thấp được gọi là sóng hạ âm, truyền vào không gian và được phát hiện bởi vệ tinh Goce. Năng lượng bề mặt của sóng địa chấn từ trận động đất nếu được khai thác, đủ cấp cho một thành phố như Los Angeles trong cả năm. Các tòa nhà bị phá hủy bởi sóng thần đã giải phóng vào không khí hàng nghìn tấn hóa chất phá hủy tầng ôzôn và khí nhà kính.

Nạn nhân tại 20 địa phương gồm 15.894 người chết, 6.157 người bị thương và hơn 2.529 người bị mất tích, tính đến ngày 10/6/2016; có tới 100.000 trẻ em đã phải bỏ nhà ra đi, một số em bị chia cắt khỏi gia đình, hàng nghìn trẻ em trở thành mồ côi; hơn 121.778 tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn, 280.926 tòa nhà bị phá hủy một phần và 699.180 tòa nhà khác bị hư hại; nhiều người dân phải rời bỏ quê hương, mang theo nỗi đau cùng cực vì mất người thân, mất nhà vĩnh viễn (năm 2018). Ở Đông Bắc Nhật Bản, ít nhất khoảng 4,4 triệu hộ gia đình không có điện và 1,5 triệu hộ gia đình bị mất nước; có khoảng 230.000 ô tô và xe tải bị hư hỏng hoặc phá hủy và thiên tai kép đã tạo ra khoảng 24-25 triệu tấn gạch vụn và mảnh vỡ.

Nguồn điện và máy phát điện dự phòng bị sóng thần tràn vào khiến nhà máy mất khả năng làm mát, gây ra các vụ tan vỡ cấp độ 7 tại ba lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima Daiichi và Fukushima Daini được tự động chuyển sang chế độ ngoại tuyến khi trận động đất đầu tiên xảy ra và chịu thiệt hại lớn do trận động đất và sóng thần sau đó. Cư dân trong bán kính 20 km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và bán kính 10 km từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini đã phải sơ tán.

Mức độ rất thấp của các chất phóng xạ rò rỉ từ Fukushima đã được phát hiện dọc theo bờ biển Bắc Mỹ ngoài khơi Canada và California; dấu vết của đồng vị phóng xạ Cesium-134 và Cesium-137 đã được tìm thấy trong nước biển được thu thập vào năm 2014 và 2015. Iodine phóng xạ được phát hiện trong nước máy ở Fukushima, Tochigi, Gunma, Tokyo, Chiba, Saitama và Niigata, và Cesium phóng xạ trong nước máy ở Fukushima, Tochigi và Gunma. Có thể cần phải thay thế đất bị ô nhiễm, nhiều điểm nóng phóng xạ được tìm thấy bên ngoài khu vực sơ tán, bao gồm cả Tokyo.

Chính phủ Nhật Bản ước tính, thiệt hại tài chính trực tiếp lên tới khoảng 16,9 nghìn tỷ yên (199 tỷ USD), còn Ngân hàng Thế giới ước tính, tổng chi phí có thể lên tới 235 tỷ USD, khiến nó trở thành thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử thế giới. Theo một nghiên cứu năm 2020, trận động đất và hậu quả của nó đã làm giảm 0,47% tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản trong năm sau thảm họa.

Thấy gì từ thảm họa thiên nhiên kép Nhật Bản

Do nhận thức rõ không thể ngăn cản thiên nhiên, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp từ kiến trúc đến nhận thức của người dân để học cách sống chung với động đất và ứng phó khi thảm họa xảy ra. Tại Nhật Bản, tất cả các công trình được xây mới đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt do chính quyền đề ra - đáp ứng yêu cầu cho dù có chịu động đất cũng không thể sụp đổ trong vòng 100 năm và không thể hư hại trong vòng 10 năm. Đồng thời, những căn nhà này được xây dựng với nền móng có cao su chứa chất lỏng đặc biệt có thể triệt tiêu lực khi chịu tác động từ các cơn địa chấn.

Theo “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời hơn nửa thế kỷ trước, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống dự phòng cần thiết phòng khi thiên tai ập đến. Mỗi gia đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra. Mỗi hộ gia đình đều phải tự tích trữ trong nhà những vật dụng cứu hộ cơ bản gọi là “túi phòng chống thiên tai” với đèn pin, thuốc, khẩu trang, dây thừng… và thực phẩm đủ cho cả nhà sử dụng trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Mỗi địa phương phải thành lập những trung tâm cứu nạn riêng được trang bị: mũ bảo hiểm, lều trại, chăn chiếu, máy phát điện, đèn pin, thực phẩm… để kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân trong lúc cấp bách.

Sau thảm hoạ động đất năm 2011, Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 1/9 là Ngày Phòng chống thảm hoạ quốc gia. Vào ngày này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập thực tế với kịch bản các trận động đất mạnh xảy ra bao gồm sơ tán, vận chuyển người bị thương và các nhóm y tế giữa sân bay và các cơ sở của lực lượng phòng vệ sử dụng máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Kỹ năng chống chọi với thảm họa rất được đề cao tại Nhật, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Trẻ em nước này ngay từ nhỏ đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về cách ứng phó với thiên tai.

Báo chí nước ngoài nhấn mạnh yếu tố “con người” trong các thảm họa thiên nhiên ở Nhật Bản. Trong tình thế nguy cấp, 50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tôn vinh là những samurai cảm tử thời hiện đại. Từ các hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người không nhìn thấy quá nhiều sự tang thương, vật vã đau khổ của người dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết, sự lạc quan đáng nể của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Không giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh “đục nước béo cò”, trộm cướp, hôi của… Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau, không một tiếng phàn nàn hay oán trách. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thay vì tăng giá trong lúc khó khăn để trục lợi. Trên sân ga giá lạnh, nhiều người mệt mỏi chờ tàu khi hệ thống giao thông tê liệt thật ấm lòng khi vài người vô gia cư mang thùng các tông đến để trải ra ngồi cho đỡ lạnh.

Người Nhật ngồi dọc theo các hành lang lên xuống, nhưng vẫn đảm bảo đoạn giữa trống và người khác có thể đi lại được. Thậm chí khi đi đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn kiên nhẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn. Mọi thứ đều rất tồi tệ nhưng thế giới vẫn nhận thấy ở người Nhật Bản ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Thảm họa thiên nhiên có thể sẽ kinh khủng, tồi tệ hơn nhiều nếu tiếp thêm vào đó là lòng ích kỷ, sự hoảng loạn, tranh cướp của con người./.

Thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.900 người và khiến 2.523 người khác mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.

Ngày 11/3, người dân trên khắp đất nước Nhật Bản đã tổ chức tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011.

Kể từ năm 2022, Chính phủ Nhật Bản không còn tổ chức lễ tưởng niệm quốc gia, nhưng chính quyền địa phương ở những nơi bị ảnh hưởng thảm họa này vẫn tổ chức các lễ tưởng niệm ở quy mô nhỏ.

Vào đúng 14h46 - thời điểm trận động đất có độ lớn lên tới 9 xảy ra ở khu vực Tohoku cách đây đúng 12 năm - người dân trên khắp đất nước đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này.

Tham dự lễ tưởng niệm do chính quyền tỉnh Fukushima tổ chức, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định chính phủ sẽ “tiếp tục nỗ lực hết sức” để đảm bảo việc tái thiết tỉnh Fukushima nói riêng và vùng Tohoku nói chung.

Các số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA) cho thấy thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.900 người và khiến 2.523 người khác mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, các số liệu thống kê thiệt hại về người trong thảm họa này không tăng.

[Việc khắc phục sự cố hạt nhân Fukushima vẫn là chặng đường dài]

Ngoài ra, theo Cơ quan Tái thiết Nhật Bản, tính tới ngày 31/3/2022, số người tử vong liên quan tới thảm họa kép này, bao gồm cả những người bị bệnh hoặc tự tử vì bị trầm cảm, là 3.789 người.

Mặt khác, thảm họa cũng phá hủy nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản, đồng thời gây ra các sự cố nghiêm trọng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima, khiến hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

12 năm sau thảm họa, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tái thiết các khu vực bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên, tính tới tháng 11/2022, vẫn còn khoảng 31.000 người ở các khu vực này chưa thể về nhà.

Đối với Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, TEPCO đã hoàn thành việc tháo dỡ các thanh nhiên liệu hạt nhân trong bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 4 vào tháng 4/2014 và tại lò phản ứng số 3 vào tháng 2/2021.

Hiện nay, công ty đang nỗ lực để hướng tới tháo dỡ các thanh nhiên liệu tại các lò phản ứng số 1 và 2, đồng thời sử dụng robot để kiểm tra bên trong các lò phản ứng để sau đó thu gom các mảnh vụn nhiên liệu.

Mặc dù vậy, TEPCO đang phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình tháo dỡ 4 lò phản ứng bị hư hại, trong đó vấn đề lớn nhất hiện nay là xử lý nước thải có chứa phóng xạ được tạo ra hằng ngày trong quá trình làm mát các thanh nhiên liệu, cũng như nước mưa và nước ngầm bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy.

Thời gian qua, TEPCO đã xây dựng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để xử lý số nước thải ô nhiễm. Hệ thống này đã hoạt động ổn định từ năm 2019 và có khả năng loại bỏ 62 chất phóng xạ ra khỏi nước ô nhiễm (ngoại trừ tritium).

Bên cạnh đó, TEPCO đã lắp đặt các bể chứa để lưu trữ nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý. Tuy nhiên, TEPCO có thể sẽ không còn đủ chỗ để chứa nước thải ô nhiễm vào mùa Hè hoặc mùa Thu năm nay.

Trong bối cảnh đó, giữa tháng 1 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý này ra biển vào mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương cũng như một số nước trong khu vực./.

Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang không ngừng hồi sinh và phát triển trở lại sau trận động đất-sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến hơn 22.000 người thiệt mạng.

Ngày 11/3/2024 đánh dấu tròn 13 năm kể từ khi trận động đất-sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến hơn 22.000 người thiệt mạng cho đến nay và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang không ngừng hồi sinh và phát triển trở lại nhưng “những ký ức đau thương” sẽ khó có thể phai nhòa trong tâm trí người dân Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản đã dừng tổ chức các buổi lễ tưởng niệm tại Tokyo từ năm 2022. Nhưng đến nay, những địa phương bị ảnh hưởng vẫn tổ chức các sự kiện này hằng năm với quy mô nhỏ hơn. Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến tham dự một buổi lễ do chính quyền tỉnh Fukushima chủ trì trong ngày 11/3.

Quá trình phục hồi sau trận động đất có độ lớn 9,0 và sóng thần đã tiến triển trong những năm qua. Tuy nhiên, cuộc sống của gần 29.000 người phải sơ tán tính đến ngày 1/2 vừa qua, vẫn chưa thể trở lại bình thường. Trong khi đó, công tác làm sạch khu tổ hợp hạt nhân Fukushima Daiichi dự kiến kéo dài hàng chục năm.

Số liệu mới nhất do Cơ quan Cảnh sát quốc gia công bố ngày 8/3 cho thấy tính đến cuối tháng 2, số người thiệt mạng do thảm họa trên là 15.900 người trong khi 2.520 người mất tích. Đa số nạn nhân ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.

Theo Cơ quan Tái thiết, tính đến tháng 12/2023, số người tử vong do liên quan đến thảm họa, như bệnh tật hoặc tự tử do căng thẳng, là 3.802 người.

Nhà chức trách tiếp tục áp đặt khu vực cấm đi lại gần Nhà máy hạt nhân Fukushima và dự kiến dỡ bỏ vào khoảng năm 20241-2051. Bảy khu vực đô thị tại tỉnh Fukushima vẫn bị cấm được lui tới do nhiễm phóng xạ. Số người sơ tán giảm so với mức đỉnh điểm 470.000 người nhờ cơ sở hạ tầng được tái thiết.

Công tác làm sạch sau thảm họa hạt nhân tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi. Tháng trước, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) bắt đầu đợt thứ 4 xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của Nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.

Chính phủ Nhật Bản và TEPCO nhấn mạnh đây là bước quan trọng tiến tới dừng hoạt động của nhà máy. Dự kiến, công tác xả nước thải này kéo dài khoảng 30 năm.

Tuy nhiên, kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản vẫn vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương, cũng như một số nước trong khu vực./.

12 năm sau thảm họa động đất-sóng thần, người dân Nhật Bản với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đúc kết những bài học để không lặp lại mất mát, thiệt hại.

Thảm họa 12 năm trước đã đi vào ký ức của người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong hơn 140 năm trở lại đây.

Vào đúng 14h46 - thời điểm trận động đất có độ lớn lên tới 9 xảy ra ở khu vực Tohoku cách đây đúng 12 năm, người dân trên khắp đất nước đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tham dự lễ tưởng niệm do chính quyền tỉnh Fukushima tổ chức.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nói: "Trận động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo đã cướp đi mạng sống của nhiều người dân trong tỉnh. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn rất đau lòng khi nghĩ đến cảm giác của những người đã mất đi những người thân yêu trong gia đình, họ hàng và bạn bè".

Bà Kajimi Yuki - Người dân thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản: "Nỗi đau vẫn còn đó. Tôi không thể nói rằng nỗi niềm ấy đã thuyên giảm, tôi vẫn sống với nỗi buồn đau kể từ ngày đó".

Trận động đất kèm theo sóng thần đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD.

12 năm sau thảm họa, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tái thiết các khu vực bị tàn phá. Tuy nhiên, tính tới tháng 11 năm ngoái, vẫn còn khoảng 31.000 người ở các khu vực này chưa thể về nhà.

Thảm họa cũng gây ra các sự cố nghiêm trọng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo ở tỉnh Fukushima. Công ty này đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức, trong đó có việc xử lý nước đã được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Khi xứ sở Phù Tang còn bàng hoàng vì hậu quả của sóng thần, động đất, nổ nhà máy điện hạt nhân, nhiều người Nhật đang sống và làm việc tại TP HCM cũng nóng lòng đợi tin tức người thân và cầu nguyện cho quê nhà. > Nữ giáo sư Nhật nặng tình với Việt Nam

NHÌN LẠI TRẬN ĐỘNG ĐẤT NGÀY ĐẦU NĂM 2024 TẠI NHẬT BẢN

Thảm họa động đất vào những ngày đầu năm 2024 mạnh 7,6 độ, diễn ra ở độ sâu 10km, đã làm rung lắc bán đảo Noto, tỉnh Ishikawa và khu vực xung quanh, ở miền Trung Nhật Bản. Trận động đất đã khiến hàng hàng trăm người thương vong, hàng chục nghìn gia đình phải sơ tán. Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót.

Theo số liệu cập nhật đến sáng 4/1, đã có 73 người thiệt mạng do trận động đất và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên. Trận động đất kinh hoàng còn khiến hàng loạt các tòa nhà sụp đổ, trở thành một đống đổ nát, gây thiệt hại lớn về hạ tầng, khiến các con đường bị đứt gãy, sạt lở và gây ra hỏa hoạn lớn. Những đám cháy dữ dội thiêu hủy hơn 200 ngôi nhà. Lửa vẫn đang hoành hành ở một số khu vực giữa lúc dư chấn và các đống đổ nát trên đường cản trở hoạt động cứu hộ.

Đáng lo ngại hơn, một cơn sóng thần cao 1,2 mét đã đổ vào bờ biển Nhật Bản do ảnh hưởng động đất. Trong ngày 1/1, giới chức Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo sóng thần. Thậm chí, ngay cả quốc gia láng giềng Hàn Quốc cũng ghi nhận đợt sóng thần đổ vào bờ biển phía Đông trong ngày 1/1 do dư chấn động đất từ Nhật Bản. Đến tối 1/1, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương mới cho biết, nguy cơ sóng thần đã qua.

NGƯỜI DÂN HỖ TRỢ NHAU, CHÍNH PHỦ TUNG HÀNG LOẠT BIỆN PHÁP CỨU HỘ CỨU TRỢ SAU ĐỘNG ĐẤT

Ngay giữa lúc hoạn nạn như thế này, một phẩm chất đặc biệt của người Nhật Bản lại càng rõ hơn, đó là sự kiên cường vượt qua khó khăn. Chính vì điều kiện địa chất tự nhiên của Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất mà "có lẽ trên Trái đất này hiếm có một dân tộc nào có mức độ sẵn sàng ứng phó với thảm họa cao như vậy". Đây là lời của một vị giáo sư chuyên về thảm họa tại Đại học Tokyo nói với truyền thông nước ngoài.

Ba ngày sau trận động đất, tại khu vực tâm chấn, mọi thứ đang trong tình trạng hoang tàn, đổ nát. Hàng chục nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy. Rất nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng khi bị vùi dưới đống đổ nát của cơn địa chấn ngay ngày đầu năm. Công tác cứu hộ đang được gấp rút triển khai. Trong lúc này, sự chung tay của cộng đồng là điều quý báu. Như tại một trạm xăng, các nhân viên đã cung cấp xăng dầu miễn phí cho các phương tiện cần thiết.

Trận động đất này à trận mạnh nhất trong vòng 7 năm qua. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, một con đường bị hư hại đã "cắt đứt" lối vào khu vực ảnh hưởng thiên tai. Lực lượng cứu hộ hiện gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mũi phía Bắc của bán đảo Noto.

Thủ tướng Kishida Fumio cho biết: "Công tác cứu trợ các nạn nhân đang là cuộc chạy đua với thời gian, và chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng nhất".

Ngày 3/1, lực lượng cứu hộ đã được Chính phủ Nhật Bản tăng cường từ 1.000 lên 2.000 nhân sự. Và giới chức nước này vẫn đưa ra cảnh báo về sạt lở đất. Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng khuyến cáo người dân tìm nơi trú ẩn an toàn, lánh nạn đến những nơi kiên cố và sẽ được phát nhu yếu phẩm cần thiết. Wifi được cung cấp miễn phí tại các tỉnh bị ảnh hưởng để người dân duy trì liên lạc. Đường dây nóng cứu trợ liên tục được phát đi trên ti vi bằng nhiều thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt.

THIỆT HẠI ĐƯỢC HẠN CHẾ TỐI ĐA DÙ ĐỘNG ĐẤT CÓ CƯỜNG ĐỘ MẠNH

Nhiều chuyên gia nhận định, với độ lớn 7,6, đáng lẽ trận động đất này đã có thể gây thương vong thảm khốc hơn thế nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, thiệt hại về người và của đã được hạn chế một cách tối đa, đó là nhờ công tác cảnh báo sớm tại Nhật Bản.

Nằm trong vòng cung "Vành đai lửa" gồm núi lửa và rãnh đại dương bao quanh lưu vực Thái Bình Dương, mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hơn 2.000 trận động đất có thể cảm nhận được. Trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra vào ngày 1/1 đã khiến trên 70 người thiệt mạng, phá hủy các tòa nhà, làm hàng chục nghìn ngôi nhà bị mất điện và người dân ở một số khu vực ven biển phải sơ tán đến vùng đất cao hơn. Và cho đến nay chưa có số liệu cuối cùng.

Trong 30 năm qua, đây là trận động đất có độ mạnh thứ hai sau trận động đất gây ra sóng thần và sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2011. Tuy có cường độ mạnh nhưng mức độ gây thiệt hại đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với những trận động đất có cường độ thấp hơn trước đây, như động đất Kobe năm 1995 hay trận động đất Kumamoto năm 2016 đều mạnh 7,3 độ.

NHÌN LẠI TRẬN ĐỘNG ĐẤT NĂM 2011

Trận động đất năm 2011 là sự kiện kinh hoàng trong lịch sử thiên tai của nhân loại và được coi là trận động đất với hậu quả khủng khiếp đứng thứ tư trên thế giới kể từ khi các cơn địa chấn được đo đạc vào cuối thế kỷ 19. Ngày 11/3/2011, cách đây hơn 12 năm, một cơn đại địa chấn với độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu của Nhật Bản, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.

Dù xảy ra ở Nhật Bản, trận động đất năm 2011 đã kích hoạt cảnh báo sóng thần trên khắp lòng chảo Thái Bình Dương. Những con sóng khổng lồ được ghi nhận tận bờ biển Bắc Mỹ. Sau cơn đại địa chấn này, Hệ thống cảnh báo sớm động đất (EEW) của Nhật Bản đã làm dấy lên quan ngại về độ chính xác. Hệ thống này đã hoạt động từ năm 2007, nhưng trong trận động đất 2011, các cảnh báo đã không được gửi tới vùng Kanto của Nhật Bản vì cường độ địa chấn trong khu vực bị đánh giá thấp. Trận động đất năm đó đã gây ra thảm họa kép sóng thần và sự cố lò phản ứng hạt nhân.

Trận động đất này đã khiến Trái đất bị lệch trục khoảng 25 cm, làm chậm lại vòng quay Trái Đất, khiến một ngày của nhân loại ngắn đi khoảng 1 giây đồng hồ và khiến toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản dịch chuyển khoảng 2,4 cm. Một sức công phá chưa từng có như vậy mà lại đổ dồn vào một quốc gia chỉ trong vỏn vẹn 6 phút đồng hồ.

Sau trận động đất năm 2011, Hệ thống cảnh báo sớm động đất của Nhật Bản đã bộc lộ các vấn đề về độ chính xác. Hệ thống này đã được cải tiến để cung cấp các dấu hiệu nhanh hơn, chi tiết hơn về những trận động đất sắp xảy ra. Trong những năm gần đây, mạng lưới quan sát máy đo địa chấn đã lan rộng ra đại dương, giúp các cơ quan chức năng của Nhật Bản có thể phát hiện các trận động đất kiểu rãnh sớm hơn các máy đo địa chấn trên đất liền và giúp đưa ra cảnh báo sớm hơn và chính xác hơn.

Trung tâm mạng lưới cảnh báo của Nhật Bản là hệ thống thông tin quan sát động đất và sóng thần (ETOS) của Cơ quan khí tượng Nhật Bản theo dõi 24/24 và 365 ngày trong năm các tín hiệu được gửi từ 180 trạm theo dõi động đất được phân bổ trên đất liền và 80 thiết bị cảm biến trên đại dương. Ủy ban chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản đánh giá, hệ thống cảnh báo sớm có vai trò quan trọng, có thể giúp giảm thương vong đến 80%.

Chính nhờ hệ thống cảnh báo sớm này mà trận động đất vừa qua tuy có cường độ lớn nhưng thương vong lại thấp hơn so với động đất năm 2016 hay năm 1995. Và để nói về công tác tái thiết sau động đất, Nhật Bản là quốc gia có tốc độ hồi phục vô cùng nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào những quyết sách của chính phủ cũng như sự đoàn kết của người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), sóng thần xuất hiện sau khi một trận động đất mạnh 5,9 độ richter xảy ra cách đảo núi lửa Torishima khoảng 100km về phía bắc. Trận động đất xảy ra lúc 8h14 ở độ sâu 10km, nhưng không có khu vực nào ở Nhật Bản ghi nhận rung lắc.

Tờ Japan Times đưa tin, cảnh sóng thần có thể cao tới 1m cũng đã được ban hành ở các đảo Izu và Ogasawara sau động đất, song đã được dỡ bỏ vào lúc 11h (giờ địa phương). Tuy nhiên, cảnh báo ở cấp độ thấp hơn về khả năng mực nước biển thay đổi nhẹ vẫn được áp dụng tại 2 đảo này, cũng như ở các khu vực dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ tỉnh Chiba đến Okinawa.

Ngoài sóng thần xuất hiện ở đảo Hachijojima, sóng thần cao 20cm cũng đã ập tới cảng Kozu của đảo Kozu, và sóng thần 10cm được báo cáo ở khu vực Tsubota và Ako của đảo Miyake, cũng như ở khu vực Okada của tỉnh Izu-Oshima.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết, chính phủ nước này chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về thiệt hại do trận động đất, hoặc sóng thần gây ra.

JMA cho hay vẫn chưa rõ liệu trận động đất xảy ra vào hôm nay có liên quan đến vụ phun trào hôm 19/9 ở đảo Smith trong chuỗi đảo Izu hay không.

Trong khi đó, các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ richter thường xuyên xảy ra gần đảo Torishima bao gồm một trận động đất có cường độ 6,5 độ richter hồi năm 2023.

Ông Shigeki Aoki tại JMA nhận định, "thông thường, nếu cường độ là 5,9 độ richter, nó ở mức không thể gây ra sóng thần. Nhưng đảo Torishima lại ở rất gần đảo Smith, nơi những trận động đất có cường độ như vậy từng gây ra sóng thần trong quá khứ”.

Một nghiên cứu mới cho thấy, lở đất lớn xảy ra ở một vịnh hẹp tại Greenland đã gây ra siêu sóng thần cao 200m làm Trái đất rung chuyển trong 9 ngày.

Một trận động đất lớn đã xảy ra tại phía đông Đài Loan (Trung Quốc), khiến Nhật Bản phải đưa ra cảnh báo sóng thần ở các khu vực lân cận.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra ở phía nam đảo Kyushu vào chiều nay (8/8).

Cơ quan khí tượng Nhật Bản thông báo một trận động đất mạnh 7,1 độ xảy ra ngày 8-8 ở tỉnh Miyazaki và khu vực lân cận.

Nhiều nơi ở Nhật Bản rung chuyển vì động đất 7,1 độ - Nguồn video: NHK - TBS

Hãng tin Reuters dẫn Đài NHK của Nhật cho hay cơ quan chức năng đã ban hành khuyến cáo về nguy cơ có sóng thần với độ cao 1m ập vào bờ biển ở các đảo phía tây Kyushu và Shikoku.

Theo báo New York Times, Đài NHK đưa tin đợt sóng đầu tiên đã ập vào bờ biển tại tỉnh Miyazaki, dự kiến vẫn còn nhiều đợt sóng khác.

Theo Bộ chuyên trách giao thông Nhật Bản, các chuyến bay đến và đi từ sân bay Miyazaki hiện đã bị đình chỉ vì động đất. Hai tuyến tàu cao tốc Kyushu và Nishi Kyushu cũng phải tạm dừng.

Tại các văn phòng làm việc ở tỉnh Miyazaki chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể do đồ đạc rơi vỡ, nhưng những người ở tầng hai phải chật vật mới có thể đứng vững. Cảnh sát trưởng thành phố Nichinan ở đảo Kyushu thông tin không có tòa nhà nào trong khu vực bị đổ sập do động đất.

Cảnh báo sóng thần cũng được mở rộng đến các tỉnh Kagoshima và Ehime.

Người dân di chuyển đến khu vực an toàn khi động đất xảy ra tại tỉnh Miyazaki, Nhật Bản ngày 8-8 - Ảnh: KYODO NEWS

Người dân ở những khu vực có cảnh báo sóng thần được khuyến cáo tránh xa các khu vực bờ biển và bờ sông. Sóng thần có thể nổi lên nhiều lần và dâng cao đột ngột, đồng thời ập đến với sức công phá rất lớn.

Người dân được khuyến cáo tránh xa bờ biển và không cố gắng quan sát tình hình.

Đến 17h ngày 8-8 (giờ Việt Nam), Đài NHK đưa tin cơ quan chức năng Nhật Bản đã gỡ cảnh báo sóng thần cho các khu vực ở phía tây nam đất nước, ngoại trừ tỉnh Miyazaki.

Bản đồ khu vực xảy ra động đất - Ảnh: USGS

Tại Nhà máy hạt nhân Sendai ở tỉnh Kagoshima, NHK đưa tin không có phát hiện bất thường. Nhà máy này vẫn tiếp tục được vận hành.

Công ty Điện lực Shikoku cũng cho biết hiện không có vấn đề gì tại nhà máy điện hạt nhân Ikata ở tỉnh Ehime.

Trong bối cảnh trận động đất, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thành lập một lực lượng xử lý khủng hoảng nhằm giám sát các nỗ lực ứng phó đối với thiên tai của các cơ quan chính phủ.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa trong một cuộc họp báo bất thường cho biết Chính phủ Nhật Bản đang xác nhận các thiệt hại về người và tài sản, cũng như xác nhận chưa có báo cáo bất thường nào đối với các cơ sở hạt nhân cho đến thời điểm hiện tại.

Ông Hayashi đồng thời cảnh báo người dân sống tại vùng chịu động đất mạnh nên chú ý đến thông tin sơ tán từ chính quyền địa phương, cũng như thông tin trên đài truyền hình, đài phát thanh và Internet.