Điều 19 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 19 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiến sĩ khoa học là một danh xưng khoa học tại Việt Nam kể từ thời điểm ban hành Luật Giáo dục vào năm 1998. Thuật ngữ này được sử dụng và áp dụng cho những cá nhân có bằng tiến sĩ của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ (học vị doktor nauk), hoặc có bằng tiến sĩ nhà nước (doctorat d'Etat) của Pháp,...
Đây là một khái niệm mang tính lịch sử rất cao vì trước đó Việt Nam cũng có hệ thống văn bằng sau đại học tương tự như hệ thống của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, nghĩa là cũng bao gồm các học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ như của các quốc gia này.
Tuy nhiên, việc này lại làm nảy sinh sự thiếu thống nhất trong hệ thống văn bằng quốc gia khi tồn tại 2 loại học vị tiến sĩ của 2 hệ thống khác nhau cùng với 1 học vị phó tiến sĩ. Trong khi đó, Luật Giáo dục quy định cả nước chỉ được phép có duy nhất 1 học vị tiến sĩ. Thông qua một quyết định gây xôn xao không ít tranh cãi trong giới khoa học và giới chuyên môn, học vị phó tiến sĩ trước đây sẽ được đổi thành học vị tiến sĩ, học vị tiến sĩ sẽ được đổi thành tiến sĩ khoa học. Nghĩa là, các bằng cấp tiến sĩ do các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, bằng tiến sĩ do Việt Nam cấp trước đây, bằng tiến sĩ nhà nước,... sẽ được gọi là bằng tiến sĩ khoa học, bằng phó tiến sĩ sẽ được coi là bằng tiến sĩ giống như các bằng tiến sĩ khác.
Thuật ngữ, học vị và văn bằng tiến sĩ khoa học nếu được dịch nguyên văn theo nghĩa đen từ các ngôn ngữ khác có thể tương đương với thuật ngữ tiến sĩ khoa học ở Việt Nam hay không tùy từng trường hợp cụ thể, giai đoạn lịch sử và quy định của mỗi quốc gia. Khái niệm tiến sĩ khoa học (Doctor of Science) chỉ được hiểu 1 cách đơn giản là tiến sĩ về khoa học, cốt là để phân biệt với tiến sĩ ở các ngành khác nhau như tiến sĩ về văn học, tiến sĩ về máy móc kỹ thuật,....
Những nhà khoa học tại Nga nếu muốn bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học phải có học vị tiến sĩ và đã tham gia nghiên cứu khoa học sau khi có học vị tiến sĩ ít nhất 3 năm trở lên. Theo định nghĩa của Nga: Người đạt được học vị tiến sĩ khoa học là người có khả năng mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngành khoa học. Trong khi đó, người đạt học vị tiến sĩ lại là người có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập.
Tiến sĩ khoa học tại đây ra đời vào năm 1808 và không còn dùng nữa kể từ sau cải cách vào năm 1974 khi Pháp thống nhất lại học vị tiến sĩ của các ngành khác nhau thành 1 học vị duy nhất đó là tiến sĩ để tránh bị nhầm lẫn.
- Tại Ireland và các nước thuộc Anh:
Tại Ireland và một số nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh như Anh và Ấn Độ, tiến sĩ khoa học (tiếng Anh: Doctor of Science) nay chỉ còn là một danh hiệu mang tính chất tôn vinh, dành cho các cá nhân có đóng góp đặc biệt cho một ngành nào đó, không phải dành cho các thành tựu hàn lâm cụ thể như trước.
Tại Bắc Mỹ, ở đây không hề có sự phân biệt giữa tiến sĩ khoa học (Doctor of Science) với tiến sĩ (Doctor of Philosophy, Ph.D.).
Những sự đột phá mới mẻ trong khoa học là một điều không thể thiếu ở xã hội hiện tại. Đây luôn là niềm tự hào của các nhà khoa nghiên cứu khoa học và đồng thời cũng là một trách nhiệm lớn lao.
Đã có những nghiên cứu khoa học bỏ quên đi giá trị cơ bản của khoa học, làm cho niềm tin vào khoa học sẽ bị sụt giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, hệ lụy lên xã hội sẽ không thể lường được. Các nhà khoa học cần phải có những phản ứng hợp lý với các trường hợp như vậy, khẳng định lại hình thức nghiên cứu khoa học lý tưởng và kiến thức cần có được với tư cách là một nhà khoa học chân chính.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải coi trọng trí tuệ của các nhà khoa học và thực hiện nghiên cứu tự do trong môi trường thoải mái. Điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của khoa học.
Xem thêm: Khái niệm master là gì và sự khác biệt giữa các loại bằng thạc sĩ
Sau khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang Nga không phân biệt phó tiến sĩ và tiến sĩ nữa mà gọi chung là tiến sĩ. Ở Pháp cũng theo hình thức như vậy.
Ở Việt Nam trước năm 1990, nước ta theo quy chế của Liên Xô cũ. Sau đó, Chính phủ ký quyết định chuyển tên gọi phó tiến sĩ thành tiến sĩ mà không phải là thạc sĩ. (Thạc sĩ đào tạo 2 năm, Phó tiến sĩ đào tạo 4 năm)
Người ta thêm từ “khoa học” phía sau từ “Tiến sĩ” nhằm mục đích phân biệt một cách rõ ràng hơn, không để những tiến sĩ cũ bị cào bằng.
Vậy tiến sĩ khoa học sẽ được đánh giá cao hơn bằng tiến sĩ thông thường!
Trên đây là những thông tin bổ ích về học hàm tiến sĩ khoa học. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có một góc nhìn đúng đắn về thuật ngữ này và thành công trên con đường học tập của mình!
Như Opty Hunting từng giới thiệu vào khoảng tháng 10/2019 năm ngoái, MBZUAI (viết tắt của Mohamed bin Zayed University of Artificial Intelligence) là trường ĐH đào tạo bậc sau ĐH chuyên sâu về AI đầu tiên trên thế giới. Trường tọa lạc ở thành phố Masdar, Abu Dhabi tại United Arab Emirates (UAE) – các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Năm học đầu tiên bắt đầu vào tháng 1/2021, trường đã nhận 100 bạn trên tổng 2223 hồ sơ nộp vào với 97 quốc tịch khác nhau.
Tất cả các sinh viên được nhận vào MBZUAI đều được hỗ trợ học bổng toàn phần, gồm học phí, chỗ ở, bảo hiểm sức khỏe, sinh hoạt phí.
Và bây giờ, sau gần 1 năm thành lập, trường đang tuyển sinh cho đợt nhập học mùa thu 2021 cho chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ về Computer Vision và Machine Learning. Sinh viên theo học ở trường sẽ được giảng dạy bởi những giáo sư hàng đầu trên thế giới.
Hồ sơ cho ứng viên bậc Thạc sĩ yêu cầu ứng viên nộp:– Bằng cử nhân với điểm trung bình 3.2/4.0 trở lên– Chứng chỉ tiếng Anh (TOEFL iBT 90, IELTS 6.5 trở lên)– Bài luận cá nhân (từ 500 – 1000 từ).
Hồ sơ cho ứng viên bậc Tiến sĩ yêu cầu ứng viên nộp:– Bằng Thạc sĩ hoặc tương đương với điểm trung bình 3.2/4.0 trở lên– Chứng chỉ tiếng Anh (TOEFL iBT 90, IELTS 6.5 trở lên)– Bài luận cá nhân (từ 500 – 1000 từ)– Đề cương nghiên cứu từ 3-5 trang
MBZUAI không bắt buộc nộp GRE, không yêu cầu kinh nghiệm làm việc; mình cũng không thấy đề cập tới thư giới thiệu => thuận lợi cho các bạn muốn nộp hồ sơ mà khó/ngại xin thư nè.
Hạn nộp hồ sơ sớm là ngày 15/1/2021, và hạn nộp thường là ngày 15/4/2021.
Các bạn xem chi tiết tại website chương trình và nhắn Opty Hunting nếu cần hỗ trợ nhé.
Hình ảnh Sheikh Zayed Grand Mosque, Abu Dhabi, United Arab Emirates trong bài được down từ nguồn ảnh miễn phí Unsplash.
Theo Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, bà Nguyễn Thị Duệ (hiệu là Diệu Huyền) sinh ngày 14/3/1574 trong gia đình nhà nho nghèo ở tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ sinh ra vào thời điểm loạn lạc Nam Bắc triều - Vua Lê - Chúa Trịnh đánh nhau với nhà Mạc. Bà sớm phải chịu cảnh mồ côi mẹ nhưng được cha nuôi dưỡng rất chu đáo.
Năm 1594, khi nhà Mạc mở khoa thi hội, bà cùng với thầy dạy học dự thi và đỗ thủ khoa trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Tròn 20 tuổi, bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Để được đến trường, bà đã xin cha cho giả trai, đổi tên thành Nguyễn Văn Du. Nguyễn Văn Du đẹp trai, nước da trắng hồng, tiếng nói lại dịu dàng nên thường bị bạn bè trêu trọc là ‘ái nam ái nữ’.
Về sau, sức học giỏi giang của Du khiến những đã người từng trêu bà đều phải nể nang, ngưỡng mộ. Mới 9 tuổi Du đã thuộc làu kinh sử, thông thạo thơ phú cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, nhưng sở trường nghiêng về văn Nôm.