Trung Tâm Thế Chấp Vùng 3 Vpbank

Trung Tâm Thế Chấp Vùng 3 Vpbank

Vay kinh doanh là giải pháp vốn cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh tại các khu chợ, tuyến phố và các làng nghề.

Vay kinh doanh là giải pháp vốn cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh tại các khu chợ, tuyến phố và các làng nghề.

Thủ tục đăng ký vay thế chấp nhà

Để vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng/ sổ đỏ, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ sau để làm thủ tục đăng ký:

Hộ khẩu/Giấy đăng ký tạm trú/KT3;

Giấy đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận độc thân;

Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo giá trị pháp lý mới có thể dùng để thế chấp khoản vay

Vay thế chấp sổ đỏ/ sổ hồng 2024: Điều kiện, thủ tục có khó?

Vay thế chấp sổ đỏ/sổ hồng hay vay thế chấp nhà là những hình thức vay có những điểm cộng tuyệt vời như hạn mức cao, lãi suất thấp và giảm dần theo thời gian.

Vay thế chấp sổ đỏ hay vay thế chấp nhà có những điểm cộng tuyệt vời như hạn mức cao, lãi suất thấp và giảm dần theo thời gian. Đây là hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn cho các dự định dài hạn như kinh doanh, đầu tư, mua xe ô tô… Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một ngân hàng uy tín để tư vấn hoặc đăng ký thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây.

Hạn mức vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ/ sổ hồng

Hạn mức vay thế chấp nhà tùy thuộc vào giá trị thẩm định của mảnh đất sổ đỏ/ sổ hồng đứng tên và tùy thuộc vào ngân hàng cho vay.

Ví dụ như tại VPBank, vay thế chấp sổ đỏ được hỗ trợ đến 100% giá trị tài sản (tối đa 3 tỷ đồng). Với nguồn vốn này, bạn có thể thực hiện cùng lúc nhiều dự định như đầu tư kinh doanh, mua xe ô tô, sắm sửa nội thất, mua đồ công nghệ… Thời hạn vay kéo dài đến 10 năm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sổ đỏ/sổ hồng làm tài sản đảm bảo cho các gói vay khác nhau như vay du học, vay sửa nhà ...với mức lãi suất ưu đãi.

Hạn mức vay thế chấp nhà lớn giúp bạn hoàn thành nhiều dự định

Tại sao nên vay thế chấp nhà tại ngân hàng VPBank?

VPBank là ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới năm 2020 (theo Brand Finance). VPBank đã có 5 năm liên tiếp góp mặt trong Top 5 Ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam. Điều đó đạt được chính là nhờ vào sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng trên khắp đất nước.

Vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng/ sổ đỏ tại VPBank có nhiều tiện ích

Không phụ lại sự kỳ vọng đó, trong những năm qua, VPBank liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và phát hành nhiều gói vay đa dạng dành cho mọi khách hàng, hỗ trợ tối đa nhu cầu sử dụng nguồn vốn.

Thời gian vay vốn linh hoạt: Khách hàng có thể tùy chọn thời hạn gói vay: 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,....120 tháng theo khả năng hoàn trả nợ của mình;

Hồ sơ vay vốn đơn giản, thủ tục dễ dàng, nhanh chóng: Đơn giản hóa các thủ tục phức tạp, tạo ra sự nhanh chóng tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, bảo mật và quyền lợi khi khách hàng tham gia các gói vay thế chấp;

Chuyên viên VPBank tư vấn chuyên nghiệp: Tư vấn nhiệt tâm, luôn tìm kiếm các giải pháp vay phù hợp với từng hình kinh tế của từng cá nhân, đảm bảo lợi ích cao nhất đến với mỗi khách hàng;

Phương thức trả nợ gốc lãi đa dạng: Khách hàng trả nợ vay theo rất nhiều cách khác nhau: góp nợ online, truy thu trực tiếp tại quầy giao dịch, hoặc thông qua các điểm thu hộ như thegioididong, phuongtung,....

Ông Đinh Minh Dũng, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, Tháp Mười sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng giá trị nông sản; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ và du lịch, nhất là du lịch đặc thù vùng Tháp Mười.

Thưa ông, tiềm năng, lợi thế của Đồng Tháp - huyện trung tâm vùng Đồng Tháp Mười là gì?

Huyện Tháp Mười cách TP.HCM 90 km, cách TP. Cần Thơ 95 km và cách TP. Cao Lãnh 32 km, Đông Bắc giáp tỉnh Long An, Đông Nam giáp tỉnh Tiền Giang, Tây Nam giáp huyện Cao Lãnh, phía Bắc giáp huyện Tam Nông.

Huyện Tháp Mười có hệ thống kênh rạch đan xen, trong đó nguồn nước ngọt từ sông Tiền đưa vào huyện thông qua các hệ thống kênh, vừa dẫn nước ngọt vừa kết nối giao thông thủy thuận lợi như: kênh Tháp Mười số 1 (kênh Đồng Tiến - Lagrnge), kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông, kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp A), kênh 4 Bis (Kênh Tư Mới), các kênh trên nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.

Bên cạnh lợi thế là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là vựa lúa lớn của tỉnh và khu vực, chủ động sản xuất cả ba vụ và diện tích tưới tiêu bằng bơm điện trên 93%, Đồng Tháp còn có lực lượng lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu các dự án sử dụng nhiều lao động và những dự án có trình độ công nghệ cao.

Hiện tại, huyện Tháp Mười có 2 khu công nghiệp với diện tích giai đoạn 1 là 150 ha/khu và Cụm công nghiệp Trường Xuân, với diện tích 93 ha đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, sẵn sàng đón nhận dự án đầu tư. Cùng với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông của huyện Tháp Mười hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, đi lại giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và TP.HCM, đường bộ gồm các tuyến đường tỉnh ĐT 846, ĐT 845, ĐT 844 được nối liền vào tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ N2, các tuyến đường huyện được nối thông vào đường tỉnh.

Tiềm năng du lịch của huyện cũng rất lớn. “Tháp Mười đẹp nhất bông sen” với những cánh đồng sen bạt ngàn, là nơi gìn giữ nhiều nét văn hóa - nghệ thuật truyền thống. Khu di tích Gò Tháp được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Với sự đồng lòng chung sức trong toàn hệ thống và đồng thuận cao trong nhân dân, Tháp Mười phấn đấu sẽ là một huyện văn minh, năng động, sáng tạo, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc sông Tiền.

Được biết, kinh tế của Tháp Mười những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, ông có thể cho biết cụ thể về vấn đề này?

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) ước đạt 10,77%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 36,5 triệu đồng, tương đương 1.659 USD, gấp 1,97 lần năm 2010.

Là huyện thuần nông, Tháp Mười có nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Các mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ từng bước đẩy mạnh, góp phần ổn định sản xuất, đưa giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản năm 2015 ước đạt 4.253 tỷ đồng, tăng 1,27 lần so với năm 2010. Đồng thời gắn kết hiệu quả thiết thực với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2015, toàn huyện có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 10 -12 tiêu chí.

Huyện Tháp Mười tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị và nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc.

Thương mại - dịch vụ của huyện Tháp Mười phát triển khá sôi nổi, các sản phẩm, mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được tăng lên về số lượng, chất lượng và chủng loại. Kết cấu hạ tầng các chợ được đầu tư nâng cấp, mở rộng (sửa chữa 7 chợ, xây dựng mới 4 chợ, nâng tổng số chợ hiện có lên 15 chợ/13 xã, thị trấn, trong đó có 8 chợ đạt chợ văn minh), đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân. Giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 4.290 tỷ đồng, tăng khoảng 2,87 lần so với năm 2010.

Hoạt động du lịch của huyện cũng có những tín hiệu tích cực, ngày càng nhiều khách du lịch đến với Tháp Mười, UBND huyện đã tích cực phối hợp với các ngành tập trung kêu gọi đầu tư Khu di tích Gò Tháp, hiện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, triển khai nhiều hạng mục công trình và đã có một số nhà đầu tư đến đăng ký đầu tư. Đặc biệt, huyện đã quy hoạch hình thành mô hình du lịch cộng đồng Đồng sen Tháp Mười, gắn với du lịch tâm linh qua Lễ hội Gò Tháp.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tiếp tục phát triển, đã có sự đổi mới trong phát triển của ngành, nổi bật là hình thành cơ sở chế biến lúa gạo khép kín, gắn với cánh đồng liên kết trên địa bàn tại Cụm Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Trường Xuân.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn được duy trì, mở rộng quy mô, đặc biệt, các cơ sở cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được nâng cao, có nhiều sản phẩm mới được thị trường chấp nhận, 6 sản phẩm cơ khí được tỉnh Đồng Tháp bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Huyện đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển như: xúc tiến kêu gọi hợp tác đầu tư, tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn. Minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh... nên đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 của huyện đạt 287,221 tỷ đồng, tăng khoảng 2,22 lần so với năm 2010.

Hạ tầng có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội. Vấn đề này được địa phương thực hiện ra sao trong thời gian qua để tạo động lực phát triển, thưa ông?

5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của huyện đạt 5.238 tỷ đồng, bộ mặt đô thị và nông thôn huyện Tháp Mười đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, Tháp Mười tập trung mạnh vào lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và huy động từ các thành phần kinh tế, huyện đã xây dựng các công trình trọng tâm trên các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, chợ và các công trình văn hoá - xã hội phục vụ dân sinh.

Cụ thể, Trung ương và tỉnh đã xây dựng tuyến Quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường tỉnh ĐT 844, nâng cấp hệ thống cầu tuyến ĐT 845, đang khảo sát nâng cấp hệ thống cầu, đường tuyến ĐT 846 (thị trấn Mỹ An - Đốc Binh Kiều) và đã triển khai nạo vét kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Đồng Tiến - Lagrange, kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông.

Mạng lưới đô thị trên địa bàn được xây dựng và phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện. Thị trấn Mỹ An đã được công nhận là đô thị loại 4, tiếp tục quy hoạch với cấp hành chính là thị xã, trung tâm xã Trường Xuân đã được công nhận là đô thị loại 5. Thực hiện nâng cấp trung tâm các xã Mỹ Đông, Mỹ Quý, Đường Thét lên thành thị tứ.

Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng, mạng lưới đô thị, huyện đã triển khai xây dựng tổng số 27 cụm, tuyến dân cư. Đến nay kết cấu hạ tầng thiết yếu trong các cụm tuyến dân cư đã hoàn thành, đảm bảo bố trí 100% số hộ (5.813 hộ) vào ở. Hiện huyện Tháp Mười đang triển khai xây dựng hạ tầng Cụm dân cư thị trấn Mỹ An (bổ sung), dự kiến trong năm 2015 sẽ hoàn thành và bố trí dân vào ở.

Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hiệu quả, bền vững và chất lượng, Tháp Mười sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào trong thời gian tới?

Tháp Mười sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng giá trị nông sản; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ và du lịch, nhất là du lịch đặc thù vùng Tháp Mười (du lịch cộng đồng gắn với du lịch tâm linh Gò Tháp); chú trọng xúc tiến, thu hút các nguồn lực trong và ngoài huyện. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, lao động thích ứng với yêu cầu phát triển gắn với giảm nghèo bền vững. Bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng chính quyền thân thiện, điều hành năng động, quản lý hiệu quả, trách nhiệm với nhân dân. Tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa huyện phát triển nhanh, bền vững.

Cụ thể, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với liên kết, tiêu thụ, nâng cao chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sớm đưa huyện trở thành huyện nông thôn mới.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch đặc thù vùng Tháp Mười, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; chấn chỉnh kỷ cương, trong bộ máy nhà nước trên địa bàn. Tập trung giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp, chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sạch, công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn; khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xây dựng, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất để mở thêm ngành nghề mới, tận dụng nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho sản xuất.

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và xúc tiến kêu gọi đầu tư thu hút đầu tư. Khai thác hợp lý lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển.