Trung tâm đào tạo y tế Nhật Việt được thành lập là biểu trưng cho mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam. Trung tâm sẽ thực hiện việc đào tạo và giáo dục y tế nhằm đào tạo nhân tài cán bộ ngành y tế làm cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời thành lập bệnh viện trực thuộc hướng đến việc kết hợp vừa đào tạo nhân lực vừa “chăm lo sức khỏe và hạnh phúc người dân” tại Việt Nam.
Trung tâm đào tạo y tế Nhật Việt được thành lập là biểu trưng cho mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam. Trung tâm sẽ thực hiện việc đào tạo và giáo dục y tế nhằm đào tạo nhân tài cán bộ ngành y tế làm cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời thành lập bệnh viện trực thuộc hướng đến việc kết hợp vừa đào tạo nhân lực vừa “chăm lo sức khỏe và hạnh phúc người dân” tại Việt Nam.
+ Giảng viên tại khoa Tiếng Trung, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế + Giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Y Dược, Đại học Huế + Giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế + Founder và giáo viên tại trung tâm Ngoại ngữ Học học học Tiếng Trung + Số học viên đã giảng dạy: 5000+
Tình hình kiểm định tính đến 30/6/2023
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐYTHN ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)
1. Giới thiệu chung về ngành nghề
Y học cổ truyền trình độ trung cấp là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển đến nay, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.
Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.
Các y sĩ hệ trung cấp ngành y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Đối tượng: tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;
- Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;
- Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;
- Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;
- Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;
- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;
- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;
- Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;
- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;
- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;
- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;
- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;
- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;
- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;
- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;
- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;
- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp ngành nghề y sỹ y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn.
- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phạm vi ngành nghề để nâng cao trình độ và học liên thông lên trình độ đại học trong cùng ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Sau đại dịch Covid-19, Y tế công cộng ngày càng được xã hội khẳng định vai trò một cách rõ rệt thông qua nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cộng đồng thời đại mới. Tuy nhiên, Y tế công cộng là một lĩnh vực rất rộng, mà kể cả sinh viên vừa mới theo học chưa chắc đã nắm được.
Dưới đây sẽ là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về ngành y tế công cộng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường là gì? Hãy cùng tìm hiểu và cân nhắc để lựa chọn đúng ngành học phù hợp với bản thân mình trong tương lai.
Y tế công cộng (Public health) là ngành khoa học và nghệ thuật liên quan đến việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, với mục tiêu chính là thúc đẩy và cải thiện sức khỏe con người.
Ngành y tế công cộng chú trọng các hoạt động có lợi tới sức khỏe cá nhân, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và duy trì thói quen sống lành mạnh cho con người. Với thông điệp “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”, ngành y tế công cộng luôn tiên phong trong các công việc dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, thông báo mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người…
Ở Việt Nam, ngành y tế công cộng còn mới và thường bị nhầm lẫn với ngành y học dự phòng hay vệ sinh-dịch tễ (trước kia). Hiện nay có xu hướng sử dụng thuật ngữ "y tế công cộng" hơn vì:
Việc làm sau khi ra trường ngành Y Tế Công Cộng
Tốt nghiệp ngành Y tế công cộng theo chương trình nhà trường thì các cử nhân sẽ đảm nhiệm ở nhiều vị trí và công việc khác nhau. Sau đây là một số công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp và chuyên môn về y tế công cộng có thể làm:
Tham gia giảng dạy tại những trường có đào tạo về lĩnh vực y tế xã hội.
Làm việc tại các ban ngành hay những cơ quan thuộc Bộ y tế.
Làm việc tại viện nghiên cứu y tế dự phòng, viện vệ sinh dịch tễ.
Làm việc tại viện ký sinh trùng, côn trùng và sốt rét, các viện y học lao động, viện môi trường,…
Làm việc tại các tổ chức chính phủ như Bộ y tế Việt Nam, tổ chức y tế thế giới WHO.
Có thể làm việc tại bệnh viện chuyên ngành từ Trung ương cho đến địa phương bao gồm như: Viện lao động xã hội và vệ sinh môi trường, Viện nội tiết trung ương, các bệnh viện nội tiết tuyến tỉnh hay bệnh viện đa khoa tỉnh, trạm y tế xã,…
Tham gia vào các dự án, trung tâm y tế chuyên ngành, các chương trình Y tế xã hội quốc gia,…
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực y tế bao gồm: ABT Associates Việt Nam, Viện nghiên cứu y xã hội học (ISMS), Mediconsult Việt Nam…
Do đó có thể thấy rằng, phạm vi làm việc của ngành Y tế công cộng hiện nay khá phát triển và luôn rộng mở. Theo một số nguồn tin, tỷ lệ sinh viên học ngành Y tế công cộng hiện nay có việc ngay và luôn sau khi ra trường là rất cao.
Quyền lợi khi học ngành Y Tế Công Cộng tại BMTU
Miễn 100% học phí ngành Y tế công cộng cho 2 kỳ học đầu tiên (10.000.000 đồng/học kỳ) đối với tất cả sinh viên.
Được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng chuyên môn đáp ứng trong ngành YTCC như: Lập kế hoạch phòng bệnh, Nghiên cứu theo dõi, Phân tích và đánh giá sức khỏe cộng đồng,... Các kỹ năng mềm phục vụ trong ngành YTCC như: Kỹ năng phỏng vấn, tiếp cận cộng đồng, Truyền thông giáo dục sức khỏe,..
Được hưởng điều kiện cơ sở vật chất dành cho học tập, thực hành, trung tâm thư viện với các đầu sách, phòng máy tính, trang thiết bị hiện đại. Tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế tại các đơn vị y tế, các cơ quan liên quan để tiếp cận với thực tế và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Được giảng dạy bởi các giảng viên có trình độ cao, và tâm huyết với nghề, hầu hết giảng viên tại Trường có trình độ: Thạc sĩ, Bác sĩ CKI, Bác sĩ CKII, Tiến Sĩ.
Được giảng viên đào tạo ngay từ những năm đầu theo hướng kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo sinh viên có thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Nhà trường có những mối quan hệ hợp tác quốc tế với một số doanh nghiệp uy tín đến từ Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc,... mở ra cơ hội tiếp cận việc việc làm cho sinh viên.
Nhà trường cam kết hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau ra trường với điều kiện kết quả học tập toàn khoá đạt loại khá trở lên (các khoá tuyển sinh 2022, 2023, 2024).
Mỗi năm, nhà trường luôn có những chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên một phần về gánh nặng học phí, giúp các bạn sinh viên có động lực vượt khó, khuyến khích sinh viên học tập.
Các phương thức xét tuyển ngành Y Tế Công Cộng năm 2024
Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột có đa dạng phương thức tuyển sinh trên toàn quốc như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển bằng kết quả điểm thi các tổ hợp môn trong kỳ thi THPT 2024
Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả điểm các tổ hợp môn trong học bạ THPT.
Phương thức 3: Xét điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024.
Phương thức 4: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Ngành Y Tế Công Cộng xét tuyển tổ hợp môn sau:
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y tế công cộng và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Nếu có nhu cầu đăng ký xét tuyển ngành Y tế công cộng hoặc cần được tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ phòng Tuyển sinh BMTU:
Fanpage: https://www.facebook.com/dhydbmt
Zalo: https://zalo.me/1710122470376696587
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hàng năm và dài hạn về công tác vệ sinh môi trường lao động; phòng chống dịch bệnh trong ngành; khám và điều trị bệnh nghề nghiệp; khám và điều trị bệnh đa khoa; phục hồi chức năng cho cán bộ công nhân viên thuộc ngành Công Thương; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.2. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, được cấp có thẩm quyền giao về vệ sinh môi trường lao động, sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế quốc gia khác; định kỳ, tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình y tế quốc gia và dự án được giao.3. Về vệ sinh môi trường lao động:a) Tổ chức đo đạc, kiểm tra vệ sinh môi trường lao động (vi khí hậu, ánh sáng, bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường, phân tích nước…) trong môi trường sản xuất – kinh doanh thuộc ngành; kiến nghị các biện pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường lao động;b) Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường lao động; giám sát, quan trắc môi trường lao động cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu;c) Tham gia xử lý các tình huống cấp cứu do các yếu tố độc hại, tai nạn nghề nghiệp trong ngành;d) Lập hồ sơ theo dõi và lưu giữ kết quả về vệ sinh môi trường lao động trong ngành để phục vụ công tác quản lý của Lãnh đạo Bộ.4. Về bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe và Điều dưỡng phục hồi chức năng:a) Tổ chức thực hiện khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và tham gia đánh giá tình trạng bệnh nghề nghiệp trong ngành công thương;b) Lập hồ sơ và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, phân loại sức khỏe người lao động, tổ chức thống kê tình hình mắc bệnh nghề nghiệp; tình hình bệnh tật trong ngành công thương;c) Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động phòng, chống và quản lý bệnh nghề nghiệp; tham gia xử lý hoặc tổ chức xử lý ban đầu khi có cấp cứu do các yếu tố độc hại, tai nạn nghề nghiệp;d) Nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp và lập danh mục bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành công thương;đ) Làm đầu mối của ngành công thương về triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến phòng chống bệnh nghề nghiệp.e) Tổ chức các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám tuyển sinh, tuyển dụng lao động; khám và chữa bệnh đa khoa, Điều dưỡng phục hồi chức năng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu.5. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng giao về phòng chống: dịch bệnh, tai nạn lao động, tai nạn thương tích, HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm; dân số kế hoạch hóa gia đình và các chương trình y tế quốc gia khác.6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến, chuyển giao các kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện các dịch vụ về vệ sinh môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho các tổ chức có nhu cầu.7. Phối hợp tham gia hoặc tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, tuyên truyền giáo dục sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh môi trường lao động, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế trong ngành và các đối tượng có nhu cầu.8. Phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh môi trường lao động, sức khỏe nghề nghiệp với các cơ quan, tổ chức ở trong nước và ngoài nước.9. Quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài sản, tài chính được Nhà nước và Bộ Công Thương giao.10. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế theo quy định phân cấp của Bộ Công Thương.11. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương về đánh giá tình hình thực hiện công tác vệ sinh môi trường lao động; khám, điều trị, phục hồi chức năng, bệnh nghề nghiệp và phòng chống dịch bệnh trong ngành.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.